Đất chỉ có tên trong sổ địa chính được chia thừa kế như thế nào?
20:54 11/09/2019
Đất chỉ có tên trong sổ địa chính được chia thừa kế như thế nào? Bà ngoại tôi có 2 người con gái là mẹ tôi và dì tôi. Bà tôi mất năm 1995, khi mất không để
- Đất chỉ có tên trong sổ địa chính được chia thừa kế như thế nào?
- đất chỉ có tên trong sổ địa chính được chia thừa kế như thế nào
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐẤT CHỈ CÓ TÊN TRONG SỔ ĐỊA CHÍNH ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO?
Câu hỏi của bạn:
Bà ngoại tôi có 2 người con gái là mẹ tôi và dì tôi. Bà tôi mất năm 1995, khi mất không để lại di chúc về mảnh đất mà mẹ tôi đang ở trên đó. Bà tôi cũng chẳng để lại giấy tờ gì về đất mà chỉ có tên trong sổ địa chính. Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tài sản là đất đai bà tôi để lại được phân chia như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Nội dung tư vấn:
-
Sổ địa chính là gì và giá trị pháp lý của sổ địa chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT:
“Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai”.
Như vậy, sổ địa chính là nơi ghi nhận dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất; dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, là một trong các căn cứ để Nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất. [caption id="attachment_30898" align="aligncenter" width="414"] Đất chỉ có tên trong sổ địa chính được chia thừa kế như thế nào?[/caption]
-
Chia thừa kế
Vì bà ngoại bạn mất đều không để lại di chúc nên tài sản thuộc sở hữu của bà bạn sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điều 651 BLDS 2015). Như vậy, 2 người con gồm: mẹ bạn và dì bạn là những người thuộc diện thừa kế, sẽ được hưởng các phần bằng nhau khi chia di sản. Hiện nay, bà ngoại bạn đã mất nên mẹ và dì bạn nên thỏa thuận cử 1 người đại diện đứng ra làm các thủ tục liên quan đến việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất mà bà bạn đã để lại sau đó thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế này.
Tại điểm b khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai có quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993”. Gia đình bạn cần tìm hiểu nguồn gốc của mảnh đất mà bà bạn để lại có từ bao giờ, các ghi chép trong tài liệu còn lưu giữ như nào đồng thời đối chiếu với các quy định của pháp luật đất đai để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Quy định của pháp luật về thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;