• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công đoàn đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết

  • Công đoàn đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động
  • lợi ích hợp pháp của người lao động
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Công đoàn đại diện bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Kiến thức của bạn:

     Một trong những quyền, trách nhiệm của công đoàn: " Đại điện bảo vệ quyền, lợi ích hợp hợp pháp, chính đáng của người lao động"

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Công đoàn 2012
  • Nghị định 43/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

loi-ich-hop-phap-cua-nguoi-lao-dong      Khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

  • Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

     Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về các vấn đề sau đây:

+  Hình thức, nguyên tắc, loại hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên về cung cấp thông tin, thời gian thử việc, thời gian tập sự và những vấn đề liên quan khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

+ Nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác, các trường hợp tạm hoãn, nhận lại người lao động hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

+ Trình tự, thủ tục và các chế độ, chính sách đối với người lao động khi phát sinh sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

  • Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

     Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:

a) Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động thương lượng tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;

b) Đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động;

c) Phổ biến thỏa ước lao động tập thể đến người lao động; giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; yêu cầu người sử dụng lao động thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể; yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể khi người sử dụng lao động thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.

  • Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:

+ Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của người lao động, tham gia bằng văn bản với người sử dụng lao động trong việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Tổ chức giám sát việc thực hiện tháng lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; kiến nghị với người sử dụng lao động nội dung sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

  • Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
  • Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
  • Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
  • Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
  • Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
  • Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
  • Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178