• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ vào Luật Công chứng 2014 thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất bao gồm hồ sơ, thủ tục các bước, lệ phí như sau:

  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Hỏi đáp luật công chứng
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất

Câu trả lời:

  • Căn cứ pháp lý

     + Luật Công chứng 2014

     + Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP Hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng

     + Luật Đất đai 2013

  • Nội dung tư vấn

Căn cứ vào điều 40 và điều 41 luật Công chứng 2014, để thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục, trình tự như sau:

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.

5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

6. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.

2. Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này. Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

*Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng bao gồm:

  1. Phiếu yêu cầu công chứng và phiếu thông tin hồ sơ
  2. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của hai bên (Lưu ý CMND cấp không quá 15 năm hoặc hộ chiếu còn giá trị);
  3. Hộ khẩu của hai bên;
  4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);

- Trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất phải có thêm: Công văn đồng ý cho việc tách thửa đất;

- Trường hợp bên nhận chuyển nhượng độc thân phải có giấy xác nhận độc thân;

- Trường hợp bên nhận chuyển nhượng muốn ghi tên một người (vợ hoặc chồng) vào Giấy chứng nhận phải có Văn bản cam kết tài sản riêng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật của người vợ hoặc chồng còn lại.

- Trường hợp trong hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng không thể hiện quan hệ hôn nhân (hai vợ chồng đăng ký thường trú tại hai nơi hoặc đăng ký hộ khẩu chung với cha mẹ, …) thì phải có Giấy chứng nhận kết hôn;

- Trường hợp bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng không thể trực tiếp đến ký hợp đồng tại Phòng Công chứng thì phải có Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng có người không đọc, viết hoặc không ký được thì phải có người làm chứng; trường hợp này phải nộp thêm CMND của người làm chứng và người làm chứng phải có mặt tại Phòng Công chứng để thực hiện việc làm chứng; 

*Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng:

Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất có thể do hai bên soạn thảo trước hoặc người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng viên soạn thảo hợp đồng. Sau khi có đủ hồ sơ theo yêu cầu, công chứng viên tiến hành các thủ tục như sau:

Bước 1: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Bước 2; Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng.

Bước 3:Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 4:Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Bước 5:Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Bước 6:Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng.

*Địa điểm công chứng: 

-Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

-Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

*Thời hạn công chứng: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

*Lệ phí công chứng:

Số TT Giá trị hợp đồng, giao dịch   Mức thu (đồng/trường hợp)
1 Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 8 triệu đồng/trường hợp)

      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật công chứng miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp hoặc gửi thư qua hòm thư: [email protected]

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách cùng chúng tôi.

Bài viết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178