Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm?
15:50 14/05/2018
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm? Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện
- Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm?
- thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kiến thức của bạn:
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm? Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan này là gì?
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm gồm:
- Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
- Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm
Tại Điều 10 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm. Cụ thể:
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm
- Đăng ký biện pháp bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Chứng nhận đăng ký đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, tài sản là động sản khác và cấp bản sao các văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm;
- Từ chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 61 của Nghị định này;
- Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật;
- Quản lý thông tin đăng ký trực tuyến theo thẩm quyền;
- Cập nhật thông tin về biện pháp bảo đảm vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;
- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
b. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm
- Đăng ký chính xác nội dung phiếu yêu cầu đăng ký;
- Đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đúng với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.