Có được vô nhà người khác ở hay ngồi chơi không?
10:04 25/07/2017
Có được vô nhà người khác ở hay ngồi chơi không? Cha mẹ tôi có 4 căn nhà ở quận 7, cha mẹ chia làm sổ đỏ đứng tên 4 người con trai, còn 3 người con gái mẹ
- Có được vô nhà người khác ở hay ngồi chơi không?
- vô nhà người khác ở hay ngồi chơi
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÓ ĐƯỢC VÔ NHÀ NGƯỜI KHÁC Ở HAY NGỒI CHƠI KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Cha mẹ tôi có 4 căn nhà ở quận 7, cha mẹ chia làm sổ đỏ đứng tên 4 người con trai, còn 3 người con gái mẹ không cho nhưng nói là con được vô. Vậy những người này có được vô ở hay vô chơi không? Xin cám ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
-
Có được vô nhà người khác ở hay ngồi chơi không?
Theo như bạn trình bày, cha mẹ bạn đã đồng ý chuyển nhượng nhà cho các con trai, hiện nay các con trai đã trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với các căn nhà này. Điều 22 Hiến pháp quy định:
“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. 2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”
Theo đó, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp của nhà nước. Công dân có quyền được mọi người và các cơ quan nhà nước tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép khám xét chỗ ở. Việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Trong trường hợp chủ thể có hành vi xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác thì sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_42436" align="aligncenter" width="363"] Có được vô nhà người khác ở hay ngồi chơi không?[/caption]
Trong trường hợp của gia đình bạn, mặc dù trước đây cha mẹ bạn là chủ sở hữu của các căn nhà nhưng hiện nay người có quyền định đoạt thực tế là các con trai. Việc mẹ bạn nói cho các con gái vô nhà là vượt quyền vì khi này cha mẹ bạn không còn quyền định đoạt các căn nhà nữa. Những người con gái có thể vô nhà ở hoặc ngồi chơi bình thường nếu được sự cho phép của chủ nhà, tức là những người con trai. Trường hợp không có sự đồng ý thì không được thực hiện hành vi này.
-
Biện pháp xử phạt khi vô nhà người khác ở hay ngồi chơi mà không được cho phép
Các quy định của pháp luật Việt Nam không chỉ ghi nhận và thể hiện sự tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở mà còn đề ra các biện pháp để bảo vệ quyền này. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thậm chí xử lý hình sự đã được đặt ra để bảo vệ quyền nói trên khỏi sự xâm phạm.
Việc xem xét một người có hành vi vi phạm pháp luật hay không phụ thuộc vào hành vi và mục đích của họ. Nếu sự việc không mang tính nghiêm trọng thì có thể thỏa thuận hòa giải cùng nhau, trường hợp xảy ra xô xát thì tùy vào mức độ nghiêm trọng mà xử lý. Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của công dân thì người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định của bộ luật hình sự
- Quá hạn hợp đồng thuê nhà nhưng bên thuê không chịu chuyển đi
Để được tư vấn chi tiết về vô nhà người khác ở hay ngồi chơi, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.