Cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật hiện hành
12:02 26/08/2019
Cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật hiện hành Theo quy định tại điều 55 về hợp đồng cho thuê lại lao động,theo đó doanh nghiệp cho
- Cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật hiện hành
- cho thuê lại lao động
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Kiến thức của bạn:
Cho thuê lại lao động và các quy định pháp lý liên quan
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 05/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động
- 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
Nội dung tư vấn: Theo quy định điều 15 bộ luật lao động 2012:
1. Khái niệm cho thuê lại lao động
Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp thuê lại lao động, quyền lợi của người lao động vẫn do doanh nghiệp cho thuê lao động đảm bảo những người lao động phải chịu sự điều hành, giám sát của doanh nghiệp thuê lại lao động. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cho thuê lại lao động đã trở thành một loại hình dịch vụ lao động phổ biến, không thể thiếu, mang lại lợi ích to lớn cho người lao động, doanh nghiệp cho thuê, doanh nghiệp thuê lại lao động và các chủ thể liên quan khác.
Theo quy định tại điều 53 của Bộ luật lao động: “Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định”.Bên cạnh đó theo Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động cũng quy định về điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, theo đó doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau luật định về trụ sở, vốn pháp định, điều kiện với người đứng đầu... [caption id="attachment_26990" align="aligncenter" width="517"] Cho thuê lại lao động[/caption]
2. Quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động.
Theo quy định tại điều 55 về hợp đồng cho thuê lại lao động,theo đó doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động
Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
- Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định tại điều 56 Bộ luật lao động 2012:
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
"1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
3. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.
4. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
6. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
7. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động."
Để biết thêm bạn có thể tham khảo liên kết:
- Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
- Các trường hợp không được cho thuê lại lao động
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo:
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178
- Tư vấn pháp luật lao động