Chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
09:31 09/07/2019
Chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm...
- Chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- đi làm việc ở nước ngoài
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật về Chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Việc làm 2013
- Nghị định 61/2015/NĐ-CP
- Thông tư 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC
Nội dung tư vấn:
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 10. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
1. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
2. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
- Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động nước ngoài
- Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, khảo sát thị trường lao động ngoài nước;
- Nghiên cứu các thị trường lao động hiện có, các thị trường tiềm năng phù hợp với người lao động Việt Nam;
- Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp tư liệu;
- Mua tư liệu về các thị trường lao động có tiềm năng đối với lao động Việt Nam;
b) Quảng bá thông tin về nguồn lao động Việt Nam;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu về nguồn lao động Việt Nam;
- Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông về nguồn lao động Việt Nam (phóng sự, phim tư liệu, sách, áp phích, tờ rơi...);
- Tổ chức truyền thông, quảng bá về nguồn lao động Việt Nam:
+ Truyền thông qua các tư liệu, ấn phẩm;
+ Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài (nếu có);
+ Truyền thông trên mạng internet;
c) Xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông hướng dẫn người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Xây dựng các tư liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông để giới thiệu về các thị trường lao động cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;
- Tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài;
- Tổ chức sự kiện văn hóa cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài;
- Đào tạo nâng cao năng lực về xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: