Các biện pháp tránh "sập bẫy" chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán
16:30 16/04/2024
Chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay. Đã có rất nhiều nạn nhân sập bẫy hình thức lừa đảo này và bị thiệt hại số tiền lớn lên đến hàng tỉ đồng
- Các biện pháp tránh "sập bẫy" chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán
- Chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán
Bắt theo xu hướng người dân ngày càng quan tâm đến việc đầu tư chứng khoán trong nước, các ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo cũng như việc chiêu trò lừa đảo chứng khoán nhằm lôi kéo người chơi với những lời quảng cáo đánh vào lòng tham để khiến cho nhiều người bị sập bẫy và mất trắng tài sản. Vậy làm thế nào để nhận biết được hành vi lừa đảo đầu tư chứng khoán? Hành vi này bị xử lý như thế nào và phải làm gì khi bị lừa đảo đầu tư chứng khoán? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên.
1. Đầu tư chứng khoán là gì?
Đầu tư chứng khoán là đầu tư vào các sản phẩm trên thị trường chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, v…v… Nói một cách đơn giản nhất, khi bạn đầu tư chứng khoán, bạn mua các sản phẩm này với giá thấp và bán lại với giá cao, từ đó nhận được lợi nhuận đầu tư.
Đầu tư chứng khoán khác với đầu tư nhà đất ở chỗ bạn không cần phải có thật nhiều tiền..Với một số ứng dụng chứng khoán hiện nay, bạn có thể bắt tay vào đầu tư với số tiền chỉ mấy trăm ngàn đồng. Với vài triệu đồng, bạn cũng có thể mua được một số sản phẩm cho nhà đầu tư không chuyên trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên trên thực tế thì việc đầu tư chứng khoán lại không hề đơn giản. Thị trường chứng khoán là một thị trường rất đa dạng và có sự biến động liên tục, do đó các nhà đầu tư cần phải thực sự có các kiến thức liên quan đến tài chính mới có thể tham gia. Nếu không có kiến thức mà tham gia đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư có thể gánh chịu những tổn thất kinh tế nặng nề.
2. Dấu hiệu của hình thức lừa đảo đầu tư chứng khoán
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết nhưng lại muốn kiếm tiền nhanh, có lãi suất cao của nhiều nhà đầu tư, các đối tượng lừa đảo ngày càng có nhiều hình thức lừa đảo tinh vi, và lừa đảo thông qua đầu tư chứng khoán trong thời gian gần đây đang có xu hướng trở nên phổ biến.
Một số dấu hiệu nhận biết của hình thức lừa đảo đầu tư chứng khoán có thể kể đến như sau:
- Các đối tượng lừa đảo thường tự xưng là các chuyên gia đầu tư chứng khoán, mời gọi tham gia vào các hội nhóm đầu tư và hướng dẫn đầu tư sinh lời. Trong các hội nhóm này thường sẽ có một đối tượng tự xưng là "thầy" sẽ thường xuyên xuất hiện để đưa ra những phân tích và dự báo về thị trường chứng khoán, đưa ra những khuyến nghị cho các nhà đầu tư và nhiều đối tượng đóng vai trò "chim mồ", "chân gỗ" có nhiệm vụ khoe lãi lớn thu được khi mua cổ phiếu do "thầy" khuyến nghị để tăng lòng tin cho nhà đầu tư ;
- Cam kết lãi suất cao: Các đối tượng lừa đảo thường cam kết với các nhà đầu tư về lợi nhuận vượt trội, không thể tin được và quá cao so với thị trường thực tế;
- Giới thiệu nhà đầu tư tham gia vào các dự án không có thật, dự án được đối tượng tạo ra để làm nạn nhân tin tưởng, hướng tới mục đích nhận tiền chuyển khoản từ nạn nhân;
- Thông tin thiếu minh bạch, không có sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng: Các hội nhóm lừa đảo thường được tổ chức thông qua các nhóm tin nhắn như Zalo, Messenger, Telegram,... Các nhóm này có thành viên chủ yếu là những đối tượng lừa đảo và không có bất kỳ giấy tờ, tài liệu pháp lý gì chứng minh nhân thân hay năng lực, do đó không thể kiểm soát bởi cơ quan chức năng;
- Với những lần đầu tư đầu tiên với số tiền nhỏ, nhà đầu tư có thể rút lợi nhuận ra với số tiền lớn hơn để tạo niềm tin. Sau khi nạn nhân đã bị lôi kéo, họ sẽ đầu tư với số tiền lớn, thường là lên đến hàng tỷ đồng. Lúc này thì không rút được nữa hoặc không có lợi nhuận. Các tổ chức lừa đảo lúc này hoặc là cắt đứt liên lạc với nhà đầu tư, hoặc sẽ thông báo với nhà đầu tư rằng lệnh đầu tư gặp lỗi, yêu cầu họ chuyển tiền tiếp để khắc phục. Lúc này nhà đầu tư mới nhận ra rằng mình đã bị lừa.
3. Làm thế nào để phòng tránh chiêu trò lừa đảo đầu tư chứng khoán?
Để có thể phòng tránh bị lừa đảo thông qua hình thức đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư nên thực hiện các biện pháp sau:
- Tìm hiểu kỹ các thông tin tiếp nhận được về việc đầu tư, nơi đầu tư, người nhận đầu tư trước khi bỏ tiền đầu tư dự án/đầu tư tài chính;
-
Tuyệt đối không nghe lời dụ dỗ của những người lừa đảo, không tin tưởng vào những lời hứa hẹn không cần hiểu về nghiệp vụ tài chính vẫn đầu tư được, đầu tư ít lãi nhận được nhiều;
-
Tích cực theo dõi, tìm hiểu các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, ti vi…) để nắm bắt các tin tức chính xác, chuẩn xác;
-
Nâng cao hiểu biết, trau dồi kiến thức, kỹ năng nếu có dự định đầu tư tài chính;
-
Trước khi tiến hành đầu tư phải tìm kiếm, tra cứu thông tin cẩn thận trên internet, tại cơ quan Nhà nước,...
4. Phải làm gì khi bị lừa đảo thông qua hình thức đầu tư chứng khoán
Khi phát hiện mình đã bị lừa đảo đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải dừng ngay mọi hoạt động chuyển tiền cho đối tượng và có thể thực hiện một trong các cách thức xử lý sau:
Cách 1: Trình báo sự việc tới cơ quan công an gần nhất nơi mình sinh sống
Về bản chất, tất cả các hành vi dụ dỗ đưa tiền, nộp tiền đều phục vụ mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân mà không hề có bất kỳ các giao dịch hay các khoản đầu tư nào. Do đó, đây là dấu hiệu của tội phạm. Khi phát hiện bị lừa đảo, nhà đầu tư nên ngay lập tức trình báo vụ việc tới cơ quan công an gần nhất nơi mình sinh sống. Kèm theo đơn trình báo/việc trình báo, nhà đầu tư cũng cần chụp ảnh, ghi âm lại toàn bộ những hội thoại giữa mình và đối tượng, sao kê chuyển khoản và các loại giấy tờ khác thể hiện giao dịch của bạn.
Cách 2: Khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại, trả lại tiền
Đây là cách nhà đầu tư nên thực hiện nếu không thể thực hiện theo cách thứ nhất, bởi thông thường, các đối tượng lừa đảo sẽ có hành vi lẩn trốn, đi khỏi nơi cư trú ngay khi đã nhận được tiền của nạn nhân và địa chỉ mà đối tượng này gửi cho nạn nhân là giả.
Nếu muốn khởi kiện, bạn cần chuẩn bị đơn khởi kiện kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc yêu cầu bồi thường, trả lại tiền như hợp đồng hợp tác/đầu tư, sao kê tài khoản ngân hàng…
5. Chuyên mục hỏi đáp:
Câu hỏi 1: Làm thế nào để phát hiện một ứng dụng chứng khoán giả mạo?
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Quốc gia cũng khẳng định, Ủy ban vẫn chưa cấp phép cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được giao dịch chứng khoán vào ngày T+0. Do đó, bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào quảng bá nội dung đó đều là lừa đảo và không tuân thủ luật chứng khoán.
Đặc biệt, một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản bất di bất dịch là nguyên tắc trung gian trên sàn chứng khoán. Lệnh hoán đổi chứng khoán phải được đặt thông qua công ty môi giới và được gửi từ công ty môi giới đến sở giao dịch chứng khoán để xác minh.
Chính sách này áp dụng cho tất cả các giao dịch chứng khoán trên toàn thế giới nhằm đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Tuy nhiên, do lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều nhà đầu tư mới, các ứng dụng giả mạo luôn kiếm được lợi nhuận nhanh chóng và mức tăng giá cao hơn nhiều so với các sàn giao dịch thực.
Câu hỏi 2: Bị lừa đảo đầu tư chứng khoán có đòi lại được không?
Việc lừa đảo đầu tư chứng khoán thường được thực hiện trông qua các phương tiện điện tử và trên không gian mạng, vì thế người bị lừa tiền qua các hình thức này thường rất khó để lấy lại được tiền, bởi các giao dịch thường được thực hiện thông qua internet, nên rất khó để có thể xác định được đối tượng lừa đảo, ngoài ra các hình thức lừa đảo qua app hiện nay thường được thực hiện rất tinh vi và chuyên nghiệp, nên rất khó để có thể xác định được người lừa đảo.
Câu hỏi 3: Người bị lừa đảo đầu tư chứng khoán có thể liên hệ đến cơ quan nào?
Người bị hại trong các vụ lừa đảo đầu tư chứng khoán có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan công an gần nhất hoặc các cơ quan được nêu trên để được hỗ trợ giải quyết kịp thời, đồng thời có thể tố giác thông qua đường dây nóng:
- Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an: 0692348569.
- Các cơ quan trực thuộc Bộ:
- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội: 069.2342431
- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP. HCM: 069.3336310
- Công an Thành phố trực thuộc Trung ương:
- TP. Hà Nội: 069.219.6242.
- TP. Hồ Chí Minh: 0693187200.
- Thành phố Đà Nẵng: 069.4260254.
- Thành phố Hải phòng: 069.278.5874.Thành phố Cần Thơ: 0693.672214
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053.
Câu hỏi 4: Cảnh báo một số hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay?
Bên cạnh hình thức lừa đảo đầu tư chứng khoán hiện nay các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng mạng internet để thực hiện rất nhiều hành vi lừa đảo khác, người dân cần nắm được để có biện pháp phòng tránh như:
- Lừa đảo vay tiền qua mạng;
- Lừa đảo làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng;
- Lừa đảo tuyển dụng qua mạng;
- Giả mạo cơ quan công an, toà án, viện kiểm sát, cán bộ cơ quan nhà nước để lừa đảo;
- Lừa đảo cho số đánh đề;
- Giả vờ chuyển tiền nhầm để lừa đảo.
Bài viết tham khảo: