• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động: Chào anh chị, em có 1 cô làm lao động phổ thông, cô làm ở công ty tới tháng....

  • Chế độ sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
  • chế độ sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHẾ ĐỘ SAU KHI HẾT HẠN TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Câu hỏi của bạn:

     Chào anh chị, em có 1 cô làm lao động phổ thông, cô làm ở công ty tới tháng 3 này là được hưởng chế độ của công ty. Nhưng giờ cô xin nghỉ một tháng để chữa bệnh, sau khi vào công ty làm lại thì mọi chế độ được tính thế nào vậy..
    Em xin cảm ơn

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

       Vấn đề của bạn muốn nói là chế độ sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động:

     Thứ nhất để rõ ràng vấn đề chế độ sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì bạn cần biết rõ những trường hợp nào được tạm hoãn thực hiện hợp đồng:

che-do-sau-khi-het-han-tam-hoan-hop-dong

      Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

"1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận."

     Tạm hoãn HĐLĐ khi được bổ nhiệm, làm đại diện vốn góp Nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động khi được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước

1. Người sử dụng lao động và người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con làm chủ sở hữu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng;

b) Người lao động được cấp có thẩm quyền cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

2. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng là thời gian người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

     Vậy trong trường hợp của bạn, nhân viên bên bạn muốn nghỉ ốm một tháng, nằm trong trường hợp do hai bên thỏa thuận với nhau, nếu như công ty bạn đồng ý thỏa thuận với nhân viên đó cho phép tạm hoãn 1 tháng để chữa bệnh, thì nhân viên đó được tạm hoãn hợp đồng lao động.

     Khi đó chế độ sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định tại điều 33 Bộ luật lao động 2012:

      Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

"Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác."

     Và căn cứ theo điều 10 nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về vấn đề nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

Điều 10. Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

"Việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới."

     Vậy trong trường hợp của công ty bạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng với nhân viên đó khi nhân viên quay lại làm việc thì hợp đồng sẽ được tiếp tục, trường hợp công ty bạn không bố trí được công việc trong hợp đồng đã giao kết thì công ty bạn và nhân viên có thể thỏa thuận với nhau công việc mới, bổ sung hợp đồng giao kết hoặc giao kết hợp đồng mới.

     Vậy các chế độ sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng sẽ vẫn được tính tiếp từ hợp đồng lao động ban đầu, trừ trường hợp công ty bạn và nhân viên có thỏa thuận khác.

   Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178