Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
13:56 31/07/2019
Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định....
- Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Kiến thức của bạn:
Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Khoản 10 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định:
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
1/ Các trường hợp thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
- Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
- Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
- Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2/ Hồ sơ chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động (theo mẫu)
- Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép.
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
3/ Trình tự, thủ tục giải quyết việc chấm dứt hoạt động
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động.
- Tăng, giảm vốn công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định mới.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.