• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cha mẹ phân chia tài sản có cần sự đồng ý của các con không? Khi cha mẹ phân chia tài sản cho các con mà một trong số các con không đồng ý thì việc phân...

  • Cha mẹ phân chia tài sản có cần sự đồng ý của các con không?
  • Cha mẹ phân chia tài sản
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHA MẸ PHÂN CHIA TÀI SẢN 

Câu hỏi của bạn

     Luật sư cho em hỏi, khi cha mẹ phân chia tài sản cho các con mà một trong số các con không đồng ý thì việc phân chia tài sản có tiến hành được không vậy. Em cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lí:

Nội dung tư vấn về cha mẹ phân chia tài sản 

     1. Quyền định đoạt tài sản

     a. Quyền định đoạt là gì?

     Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản ( Điều 192 BLDS).

     b. Ai là người có quyền định đoạt đối với tài sản?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 194 và Điều 195 BLDS thì người có quyền định đoạt đối với tài sản bao gồm chủ sở hữu của tài sản và người không phải là chủ sở hữu của tài sản. Cụ thể như sau:

     “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.” (Điều 194 BLDS)

     “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.” (Điều 195 BLDS)

     Như vậy chủ sở hữu có quyền bán, tặng cho, trao đổi, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy,… đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Còn người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc định đoạt trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.   [caption id="attachment_77428" align="aligncenter" width="423"]Cha mẹ phân chia tài sản Cha mẹ phân chia tài sản[/caption]      c. Một số hạn chế quyền định đoạt tài sản

     Theo quy định tại Điều 196 BLDS thì quyền định đoạt tài sản bị hạn chế trong một số trường hợp sau:

  • Quyền định đoạt tài sản bị hạn chế trong trường hợp do luật có quy định.
  • Trường hợp tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
  • Trường hợp các nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

     3. Cha mẹ phân chia tài sản có cần sự đồng ý của các con không?

     Thứ nhất, nếu tài sản phân chia là tài sản chung của cha mẹ bạn.

     Điều 194 BLDS quy định về quyền định đoạt tài sản như sau: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”.

     Trong trường hợp này tài sản phân chia là tài sản chung của cha mẹ bạn, nên cha mẹ bạn có toàn quyền định đoạt tài sản đó và cha mẹ bạn có thể thỏa thuận với nhau để phân chia tài sản cho các con. Do đó, cha mẹ bạn có quyền phân chia tài sản chung của mình mà không cần sự đồng ý của các con, dù các con không đồng ý thì việc phân chia tài sản vẫn sẽ được tiến hành.

     Thứ hai, nếu tài sản phân chia là tài sản chung của hộ gia đình.

     Điều 212 BLDS quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:

     “1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

     2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

     Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

     Như vậy, nếu tài sản phân chia là tài sản chung của hộ gia đình thì việc phân chia tài sản phải có sự thỏa thuận, đồng ý của các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp này nếu một trong các thành viên của gia đình bạn không đồng ý thì việc phân chia tài sản sẽ không được tiến hành.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về cha mẹ phân chia tài sản, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

     Trân trọng.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178