Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?
09:00 10/03/2022
Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không? Theo quy định hiện nay cha dượng không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ...
- Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?
- cấp dưỡng cho con riêng của vợ
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHA DƯỢNG CÓ PHẢI CẤP DƯỠNG CHO CON RIÊNG CỦA VỢ KHÔNG?
Kiến thức của bạn:
Cho tôi hỏi sau khi ly hôn cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không ?
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành
a. Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?
Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Tại khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau
“ Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”
b. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
Trước khi tìm hiểu nội dung “Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không“ sau đây ta tìm hiểu các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình khi có các điều kiện sau:
- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là nguời đã thành niên có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh. [caption id="attachment_59708" align="aligncenter" width="442"] cấp dưỡng cho con riêng của vợ[/caption]
2. Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không ?
Cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mối quan hệ của họ thật sự đặc biệt.
Quy đi về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng tại Điều 79 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“ 1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng,.. con riêng của bên kia cùng sống chung với mình mà không có quy định cha dượng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ và ngược lại.
Hơn nữa, đối chiếu các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng thì quan hệ giữa cha dượng và con riêng của vợ không có 3 loại quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Do vậy sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng của cha dượng đối với con riêng của vợ không đặt ra.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không như sau:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về cha dượng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không hoặc các vấn đề khác mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục ly dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016