• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam. Xin thôi quốc tịch Việt Nam là quyền của mỗi công dân, dựa trên nguyện vọng của...

  • Căn cứ và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam
  • thôi quốc tịch việt nam
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ VÀ HỒ SƠ XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM Kiến thức của bạn:      Căn cứ và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam. Kiến thức của Luật sư:      Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:  Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về căn cứ và hồ sơ thôi quốc tịch Việt Nam

  1. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam

     Xin thôi quốc tịch Việt Nam là quyền của mỗi công dân, dựa trên nguyện vọng của từng người. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.      Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch, quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật quốc tịch Việt Nam, cụ thể:
  • Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
     Người đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam mà cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không giải quyết việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
  • Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
  • Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
[caption id="attachment_57744" align="aligncenter" width="341"]thôi quốc tịch việt nam Căn cứ thôi quốc tịch việt nam[/caption]      Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam thì hai trường hợp sau không được thôi quốc tịch Việt Nam:
  • Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
  • Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
  1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

     Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:
  • Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
  • Bản khai lý lịch;
  • Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh…;
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
  • Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
  • Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
     Đối với trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ: phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp; giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người trước là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam về việc thôi quốc tịch Việt Nam của những người này không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực luật dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178