• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;.........

  • Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép
  • sử dụng tác phẩm không phải xin phép
  • Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SỬ DỤNG TÁC PHẨM KHÔNG PHẢI XIN PHÉP

Kiến thức của bạn:

     Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Cơ sở pháp lý

Nội dung câu trả lời

Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 quy định:

7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

     Điều 25, Luật sở hữu trí tuệ quy định về "các trường hợp sử dụng tác phẩm  không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao" như sau:

 “1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”

      Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định về vấn đề này tại điều 25, cụ thể là: Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại. [caption id="attachment_12805" align="aligncenter" width="300"]sử dụng tác phẩm không phải xin phép sử dụng tác phẩm không phải xin phép[/caption]

      Việc trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình phải phù hợp với các điều kiện sau:

  • Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đềcập trong tác phẩm của mình;
  • Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.

      Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu là việc sao chép không quá một bản.  Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7:19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178