Các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS 2019
09:46 08/06/2019
Ủy quyền thường được hiểu là việc bên ủy quyền nhờ, giao cho bên nhận ủy quyền thực hiện một công việc mà chính ra bên ủy quyền phải đứng ra thực hiện...
- Các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS 2019
- Các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS
Câu hỏi về các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS
Thưa Luật sư! Tôi muốn hỏi, trong TTHS thì các trường hợp nào không được ủy quyền? Và được quy định cụ thể tại các điều luật nào? Xin chân thành cảm ơn!Câu trả lời về các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS như sau:1. Cơ sở pháp lý về các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS
2. Nội dung về các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS
Ủy quyền thường được hiểu là việc bên ủy quyền nhờ, giao cho bên nhận ủy quyền thực hiện một công việc mà chính ra bên ủy quyền phải đứng ra thực hiện, theo đó, bên nhận ủy quyền sẽ thay mặt bên ủy quyền thực hiện công việc mà mình đã nhận. Việc ủy quyền xảy ra trong rất nhiều quan hệ, như quan hệ dân sự, quan hệ hành chính nhà nước,... Tuy nhiên, trong một số quan hệ đặc thù nhất định thì việc ủy quyền có thể bị hạn chế để đảm bảo đúng chủ thể thực hiện công việc, hầu hết các quan hệ đặc thù không được ủy quyền nằm trong các quan hệ hành chính nhà nước. Theo đó, trong các quan hệ của TTHS, một số quan hệ giữa các cá nhân trong các cơ quan tiến hành tố tụng bị hạn chế việc ủy quyền giữa các cá nhân có thẩm quyền trong TTHS, chính vì vậy, các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS bao gồm: [caption id="attachment_154011" align="aligncenter" width="412"] Các trường hợp không được ủy quyền trong TTHS[/caption]Một là, đối với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
Theo Khoản 4 Điều 36 BLTTHS 2015, thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.Hai là, đối với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Theo Khoản 1 và 5 Điều 39 BLTTHS 2015, trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.Ba là, đối với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Theo Khoản 4 Điều 40 BLTTHS 2015, trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.Bốn là, đối với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Theo Khoản 4 Điều 41 BLTTHS 2015, viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.Năm là, đối với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
Theo Khoản 4 Điều 44 BLTTHS 2015, chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tóm lại, đối với các cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động TTHS bị giới hạn việc ủy quyền theo quy định của pháp luật, không được ủy quyền trong trường hợp luật cấm, như ủy quyền lại hoặc ủy quyền cho người không có thẩm quyền nhận ủy quyền theo quy định của pháp luật. Bài viết tham khảo:- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát theo BLTTHS 2015
- So sánh người giám định và người định giá tài sản của BLTTHS
Chuyên viên: Nguyễn Nam