Các loại thuế/lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp
11:18 13/01/2020
Doanh nghiệp sau khi được cấp phép hoạt động cần đóng những loại thuế, lệ phí nào? Thuế áp dụng cho doanh nghiệp bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp, GTGT,.
- Các loại thuế/lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp
- Thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp
Câu hỏi của bạn về thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp:
Xin chào luật sư! tôi đang có dự định thành lập công ty nhưng chưa rõ về các loại thuế, lệ phí phải nộp ngay sau khi được cấp phép hoạt động. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp như sau:
1. Cơ sở pháp lý về thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016)
- Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010
- Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014. 2016)
- Luật đất đai 2013
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi năm 2013)
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn về thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp
Theo yêu cầu của quý khách chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách cũng như quản lý và hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế. Thuế cũng đồng thời là nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc đáp trả lại cộng đồng đã tạo điều kiện cho mình kinh doanh và sinh lợi. Về cơ bản, nghĩa vụ thuế của một công ty sau khi được cấp phép hoạt động gồm các loại thuế sau:
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và phần thu nhập khác của doanh nghiệp. Thu nhập khác thường là phần thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản và các quyền tài sản.
Cách tính thuế:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = [Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Lỗ kết chuyển từ năm trước)] × Thuế suất
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Khoản chi được trừ + Thu nhập khác)
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.
Doanh thu đến 20 tỷ đồng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%;
Riêng doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% - 50%.
Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017).
2.2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối. Tuy nhiên, không phải tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều là đối tượng chịu thuế.
Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014. 2016) quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Có 3 mức thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% - 5% - 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp). Riêng thuế suất dối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32%- 50% phù hợp với từng dự án và từng cơ sở kinh doanh.
2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ xa xỉ, không cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, hoặc các lĩnh vực mà Nhà Nước muốn hạn chế. Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng loại thuế này theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014 và 2016) như: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ…
Cách tính thuế:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế × Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó, giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10- 75% đối với 11 hàng hoá và từ 15- 40% đối với 6 loại dịch vụ.
2.4. Thuế xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.
Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, luật này quy định về 3 loại thuế là thuế chống phá giá (là thuế nhập khẩu bổ sung), thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ (là hai loại thuế nhập khẩu bổ sung). Biếu thuế và mức thuế suất đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm các loại thông thường và ưu đãi. Riêng thuế nhập khẩu còn có thêm loại ưu đãi đặc biệt. Luật quy định 211 nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu với thuế suất từ 0- 45% đồng thời giao cho Uỷ an thường vụ Quốc hội, Chính Phủ và Bộ công thương quy định cụ thể về các biểu thuế và thuế xuất khẩu và nhập khẩu.
Luật còn quy định 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Phương pháp tỷ lệ phần trăm:
Xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cách tính: Trị giá tính thuế x Thuế suất
Thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể trong biểu thuế giữa Việt Nam và các quốc gia có thỏa thuận ưu đãi. Thuế suất thông thường được ban hàng kèm theo Quyết định số 36/2016. Nếu hàng hóa không thuộc danh mục thuế suất thông thường thì áp dụng mức thuế suất 150%.
- Phương pháp tuyệt đối:
Ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cách tính: Số lượng hàng hóa thực tế xuất/nhập khẩu × Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại một thời điểm
- Phương pháp hỗn hợp: Áp dụng đồng thời hai phương pháp trên.
Cách tính: Tổng tiền thuế tính theo tỷ lệ phần trăm + Tổng tiền thuế tính theo phương pháp tuyệt đối.
2.5. Thuế tài nguyên:
Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) (như khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô…) phải nộp thuế tài nguyên. Thuế suất tài nguyên từ 1%- 35% đói vưới 63 loại thuộc 9 nhóm tài nguyên (khoáng sản kim loại; khoáng sản phi kim loại; dầu thô; khi tự nhiên; nước thiên nhiên; yên sào thiên nhuên; tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định)
Cách tính: Số tiền thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x Thuế suất.
2.6. Luật thuế bảo vệ môi trường
Theo Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010, thuế suất thuê bảo vệ môi trường từ 10 đồng – 40.000 đồng/kg hoặc lít dối với 17 loại hàng hoá chịu thuế như một số loại xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; túi ni lông; thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc khử trung kho (Điều 1 về “Biểu thuế ảo vệ môi trường”, nghị quyết số 1269/UBTV-QH12 ngày 14/7/2011 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)
2.7. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế đất sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 quy định thuế sử dụng đất từ 0,03- 0,15% đối với đất ở, tuỳ theo loại đất và diện tích đất trong hoặc vượt hạn mức; từ 0,15%- 0,2% đối với đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng, đất lấn chiếm.
2.8. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Theo Luật sử dụng đất nông nghiệp 1993, thuế sử dụng đất nông nghiệp được thu hồi đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng 3 loại đất là: đất trồng trọt, (đất trồng cây lâu năm và hàng năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng trồng. Như vậy không phải nộp thuế khi sử dụng các loại đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất làm muối theo quy định của Luật đất đai 2013.
2.9. Lệ phí môn bài
Trước năm 2017, còn có một loại thuế nữa là thuế môn bài theo quy định tại Nghị quyết số 200-NQ/TVQH này 18/1/1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ úng bằng các Pháp lệnh và các năm 1980, 1983,1986, 1987, 1989 và 1991). Đây là một sắc thuế cũ nhất, có hiệu lực dài nhất và sửa đổi nhiểu lần nhất song trái với quy định về thẩm quyền quy định về thuế trong 4 bản Hiến pháp, về bản chất, đây chỉ là một loại lệ phí chứ không phải thuế. Vì vậy, từ ngày 1/1/2017 thuế môn bài đã chuyển thành lệ phí môn bài theo Luật phí và lệ phí 2015.
Lệ phí môn bài là loại phí được thu hằng năm đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Ngoài tác dụng đem lại nguồn thu, lệ phí môn bài giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được tình hình hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế.
Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Tuy nhiên, từ năm 2018, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.
Thông thường, gần như tất cả các doanh nghiệp đều phải nộp hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng (thuế gián thu) và thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế trực thu). Cá biệt chỉ một mặt hàng xăng dầu, doanh nghiệp nhập khẩu có thể phải chịu tất cả 6 loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các trách nhiệm liên quan đến việc chi trả thu nhập cho cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi bổ sung năm 2012 và 2014). Như vậy, tùy theo loại hình và ngành nghề kinh doanh mà công ty bạn có thể phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, lệ phí khác liên quan nêu trên./.
Bài viết tham khảo:
- Tư vấn thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật hiện hành
- Tiền cho thuê phải chịu những loại thuế nào?
Để được tư vấn chi tiết về thuế lệ phí áp dụng cho doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài: tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Chung