• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp ... Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập ..,

  • CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
  • phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Kiến thức pháp luật: 

     Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013.
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 12 năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Nội dung tư vấn:

      Để hiểu rõ về căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần hiểu các khía cạnh pháp lý như sau:

1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp.

     1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

      Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập, đối tượng chịu thuế cả tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập chịu thuế. 

     1.2. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

     Thuế thu nhập doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các loại thuế khác. Thuế thu nhập doanh nghiệp có các đặc điểm như sau:

      Thứ nhất, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế.

      Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp mang đầy đủ tính chất của thuế trực thu, thường mang tính lũy tiến, đảm bảo công bằng xã hội.

     Thứ ba, đây là loại thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kinh doanh nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Vì thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 

      Thứ tư, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế được khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân.

      2. Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

   Trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp gồm có người thu thuế và người nộp thuế:

  • Người thu thuế: các cơ quan có thẩm quyền thu thuế gồm: tổng cục thuế, cục thuế, chi cục thuế.
  • Người nộp thuế: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp; tổ chức thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã; doanh nghiệp thành lập theo luật nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; các tổ chức khác.[caption id="attachment_67113" align="aligncenter" width="423"]căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp   Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp[/caption]

      3. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

      Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như sau

      Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: theo quy định tại điều 5 nghị định 218/2013/NĐ-CP: 

     Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

     Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - (thu nhập được miễn thuế+ các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).

      Trong đó: thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

      Thu nhập chịu thuế = doanh thu - chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác.

      Trong đó:

  • Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.

     Là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

     Là doanh thu đã bao gồm thuế giá trị giá tăng với các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

  • Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Các khoản chi phí được trừ bao gồm:

    Các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc khoản chi trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh của doanh nghiệp.

    Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Khoản chi trên 20 triệu phải có chứng từ thanh toán và không dùng tiền mặt.

     Không thuộc các khoản chi không được trừ.

  • Các khoản chi không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

    Các khoản chi không đủ điều kiện được trừ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

    Tiền phạt: do vi phạm hành chính, phần chi vượt mức theo quy định về trích lập dự phòng.

    Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

    Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

    Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

    Khoản trích vào chi phí không đúng.

    Các khoản thu nhập được miễn thuế (khoản 4 điều 4 luật thuế thu nhập doanh nghiệp).

  • Xác định lỗ kết chuyển:

    Doanh nghiệp khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của năm sau.

    Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá  5 năm, kể từ năm sau khi phát sinh lỗ.

    4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

     Để tìm hiểu rõ về căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì theo quy định của pháp luật hiện hành có nhiều mức thuế suất áp dụng khác nhau:
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng phổ biến là 20%.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

   Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178