• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chào luật sư. Tôi đang là nhân viên giao hàng tại 1 công ty...Do hàng có giá trị cao nên phía công ty đòi bồi thường nhưng tôi không đồng ý..

  • Tư vấn trách nhiệm bồi thường của người lao động
  • Trách nhiệm bồi thường của người lao động
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trách nhiệm bồi thường của người lao động

Câu hỏi của bạn về trách nhiệm bồi thường của người lao động:

     Chào luật sư. Tôi đang là nhân viên giao hàng tại 1 công ty bán hàng điện máy (sau đây gọi là công ty A). Tôi có 1 vụ việc xin được luật sư tư vấn như sau:

     Tôi là nhân viên chính thức của công ty A và đã ký hợp đồng không thời hạn mức lương hiện nay là 6-7tr. Một hôm, tôi đi giao hàng như mọi khi (Trước đó, tôi đã viết đơn xin nghỉ được 25 ngày). Khi nhận hàng từ công ty tôi có kiểm tra kỹ sản phẩm không móp méo và vẫn còn nguyên seal và stamps của nhà sản xuất. Khi tôi giao hàng đến nhà thì khách hàng không nhận sản phẩm nên tôi đem trở về công ty thì nhân viên báo hàng có vấn đề cần bóc stamps ra để kiểm tra.

     Khi bóc ra thì bên trong không có hàng và tôi có quay lại quá trình bóc stamps. Do hàng có giá trị cao nên phía công ty đòi bồi thường 15 triệu và tôi đã không đồng ý. Theo anh/chị thì đó là do lỗi khách quan hay chủ quan và tôi có phải bồi thường số tiền bằng giá trị máy ở thời điểm hiện tại không.

Rất mong anh/chị tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của luật sư về trách nhiệm bồi thường của người lao động:

Chào bạn! Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trách nhiệm bồi thường của người lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trách nhiệm bồi thường của người lao động như sau:

1. Cơ sở pháp lý về trách nhiệm bồi thường của người lao động

2. Nội dung tư vấn về trách nhiệm bồi thường của người lao động

     Theo quy định của pháp luật lao động, trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động có thể hiểu là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NLĐ là những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra.
[caption id="attachment_161972" align="aligncenter" width="348"] Trách nhiệm bồi thường của người lao động[/caption]

2.1. Căn cứ bồi thường thiệt hại

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động được quy định tại điều 130 Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể nhứ sau:

Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường

     Theo như thông tin bạn cung cấp, việc hàng hóa bạn giao bị mất khi công ty kiểm tra sẽ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 130. Công ty có thể truy cứu trách nhiệm bồi thường với lý do Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động do người sử dụng lao động giao.

2.2. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

     Theo quy định của pháp luật lao động, việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. Trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật lao động.

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

     Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế và mức bồi thường phải tính theo thời giá thị trường; đồng thời khi quyết định mức bồi thường cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. Ngoài ra, theo khoản 1 điều 123 Bộ luật lao động để truy cứu trách nhiệm bồi thường thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

     Theo đó, việc bạn giao hàng vẫn còn nguyên tem từ khâu giao hàng đến khi công ty kiểm tra nhưng bên trong không có hàng không phải do lỗi của bạn. Việc công ty yêu cầu bạn bồi thường số tiền 15 triệu là không có căn cứ. Do đó, nếu công ty không chứng minh được mà vẫn tiến hành thủ tục yêu cầu bồi thường hoặc xử lý kỷ luật với bạn thì bạn có quyền khiếu nại theo điều 33 nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động

     Bài viết tham khảo:
     Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm bồi thường của người lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài: tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Chung

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178