• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nuôi con nuôi; thẩm quyền giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi; quan hệ cha mẹ con; cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ; Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi...

  • Các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định
  • Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Câu hỏi của bạn về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi:

     Xin chào luật sư!

     Gia đình tôi đẻ được 6 người con, trong đó cháu thứ tư được gia đình tôi cho hai vợ chồng người bạn khá giả nhận làm con nuôi từ năm 2015, khi ấy con tôi 14 tuổi. Đến nay, gia đình bên kia có khó khăn về kinh tế nên bàn bạc với gia đình tôi rằng họ muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi do họ không còn đủ khả năng lo cho con, gia đình tôi cũng đồng ý với việc này. Xin hỏi luật sư trường hợp của gia đình tôi có được nhận lại con hay không? Ai có thẩm quyền giải quyết? Sau khi chấm dứt thì gia đình bên kia với con tôi có còn mối quan hệ gì với nhau không theo quy định pháp luật?

     Xin cảm ơn luật sư.

Câu trả lời của luật sư về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:

1. Cơ sở pháp lý về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

     Luật Nuôi con nuôi năm 2010

2. Nội dung tư vấn về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

     Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Trường hợp của bạn việc nhận nuôi con nuôi là hợp pháp và để chấm dứt việc nuôi con nuôi cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

2.1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định tại điều 25 Luật Nuôi con nuôi:

Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

     Điều 13 Luật nuôi con nuôi quy định về các hành vi bị cấm. Khi có sự vi phạm một trong các quy định tại điều 13 có thể dẫn đến chấm dứt việc nuôi con nuôi:

Điều 13. Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

     Đối với trường hợp của gia đình bạn, người con được nhận làm con nuôi từ năm 2015 đến nay đã 19 tuổi và được coi là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên). Nếu gia đình bên kia tự nguyện muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi thì đã thoả mãn căn cứ quy định tại khoản 1 điều 25 Luật Nuôi con nuôi: Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi. Và với căn cứ này, gia đình hai bên có thể làm thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định pháp luật. [caption id="attachment_198410" align="aligncenter" width="604"] Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi[/caption]

2.2. Hậu quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi

     Sau khi chấm dứt việc nuôi con nuôi, các bên bao gồm: con nuôi, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ sẽ chịu các hậu quả pháp lý theo quy định tại điều 27 Luật nuôi con nuôi, cụ thể:

  • Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
  • Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.
  • Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

2.3. Cơ quan giải quyết và quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

2.3.1. Người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

     Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi tuy thuộc vào nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của các bên và phụ thuộc vào căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi, cụ thể tại điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010:

Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

1. Cha mẹ nuôi.

2. Con nuôi đã thành niên.

3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.

     Đối với trường hợp của bạn, khi gia đình bên kia có mong muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi, với tư cách là cha mẹ nuôi, họ có thể yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Ngoài ra, con bạn hay gia đình bạn cũng có thể gửi yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 26. [caption id="attachment_198412" align="aligncenter" width="498"] Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi[/caption]

2.3.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

     Thẩm quyên giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định tại điều 10 Luật Nuôi con nuôi, cụ thể:

Điều 10. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

     Theo quy định này, và theo quy định tại khoản 5 điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết thuộc về Toà án nhân dân.

     Theo quy định tại điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự và điểm l khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi 

     Từ hai quy định trên cho thấy, thẩm quyền giải quyết đối với tình huống của gia đình bạn thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện, nơi gia đình bên kia cư trú.

     Như vậy, khi gia đình bên kia có mong muốn chấm dứt việc nuôi họ có thể gửi yêu cầu tới Toà án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú. Căn cứ theo quy định của Luật Nuôi con nuôi đã nêu trên, Toà án sẽ ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi. Khi này cả con bạn và gia đình hai bên sẽ chịu những hậu quả pháp lý theo điều 27 Luật Nuôi con nuôi, như đã nêu ở trên.

Bài viết tham khảo:

   Để được tư vấn chi tiết về các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Tiến Hảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178