Bị suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
17:15 14/12/2023
Suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Mức độ suy nhược thần kinh như thế nào đáp ứng điều kiện sức khỏe?
- Bị suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
- Suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bị suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của công dân nam khi đến độ tuổi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Môt số người thắc mắc liệu "Suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không?". Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
1.Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh là tâm bệnh, khi đó hệ thần kinh bị suy yếu. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới tình trạng quá tải và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là các vấn đề tâm lý tiêu cực như: căng thẳng, stress, làm việc quá sức, mâu thuẫn, lo âu quá mức,…
Triệu chứng của suy nhược thần kinh có thể bao gồm một số biểu hiện sau đây: tâm trạng không ổn định; tự cô lập bản thân; rối loạn cảm giác (hoa mắt, chóng mặt, người tê mỏi, chán nản, buồn bã); rối loạn giấc ngủ; lo âu quá độ;...
2.Suy nhược thần kinh đi khám nghĩa vụ quân sự thuộc sức khỏe loại mấy?
Khi khám nghĩa vụ quân sự, cá nhân sẽ được chấm điểm theo thang điểm nhất định từ 1-6, sau đó sẽ được phân loại sức khỏe. Căn cứ theo Bảng số 2 Phụ lục I Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định điểm của tình trạng suy nhược thần kinh như sau:
- Suy nhược thần kinh nhẹ, đã phục hồi: điểm 3
- Suy nhược thần kinh nặng, không hồi phục hoàn toàn (giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động hoặc tái phát 2 lần trở lên): điểm 6
Theo khoản 4 điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Đối chiếu với quy định trên trường hợp suy nhược thần kinh nhẹ, đã phục hồi: sẽ có thể xếp loại sức khỏe là loại 3; Suy nhược thần kinh nặng, không hồi phục hoàn toàn (giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động hoặc tái phát 2 lần trở lên): có thể xếp loại sức khỏe là loại 6.
3. Suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không
Dựa vào quy định nào để biết cá nhân đó có đáp ứng điều kiện sức khỏe hay không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như đã phân tích ở trên, suy nhược thần kinh thuộc phân loại 3 hoặc 6. Do đó ,suy nhược thần kinh vẫn có thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu ở tình trạng nhẹ.
4.Hỏi đáp về suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không
Câu hỏi 1: Hồ sơ đăng kí nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc học tập bao gồm những gì?
Theo khoản 1 điều 7 nghị định 13/2016/NĐ-CP, hồ sơ đăng kí nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc học tập sẽ bao gồm:
- Giấy giới thiệu di chuyển đăng kí nghĩa vụ quân sự hoặc giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị.
- Bản chụp giấy chứng nhận đăng kí nghĩa vụ quân sự hoặc giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu).
- Bản chụp giấy giới thiệu chuyển hộ khẩu do cơ qua công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương về thay đổi nơi cư trú hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu).
Câu hỏi 2: Chế độ chính sách của công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Theo khoản 2 điều 12 nghị định 13/2016/NĐ-CP, công dân thuộc điện này sẽ được đảm bảo các chế độ sau:
- Tiền ăn bằng mức tiền một ngày cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
- Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Câu hỏi 3: Tiêu chuẩn về trình độ văn hóa để được chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Theo điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự; điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy đinh nhue sau:
- Công dân công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Ở địa phương khó khăn không đủ chỉ tiêu, có thể lấy công dân có trình độ văn hóa lớp 7
- Công dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Bài viết liên quan:
- Viêm tai giữa có phải đi nghĩa vụ quân sự không
- Sinh viên có được hoãn nghĩa vụ quân sự không
- Dịch vụ soạn thảo đơn thư
- Soạn hợp đồng mua bán xe cũ
Liên hệ Luật sư tư vấn về: Suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về suy nhược thần kinh có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!