Bị lừa đảo vay tiền qua zalo cần làm gì?
10:47 20/10/2023
Các bài viết cho vay tiền trên zalo hiện nay đang rất phổ biến, mọi người cần cảnh giác tránh các thủ đoạn bị lừa đảo vay tiền qua zalo
- Bị lừa đảo vay tiền qua zalo cần làm gì?
- Bị lừa đảo vay tiền qua zalo
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bị lừa đảo vay tiền qua zalo
Tình huống cụ thể về bị lừa đảo vay tiền qua zalo:
Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Tôi có đọc được thông tin trên zalo về việc vay tiền online. Tôi có click vào vào được hỗ trợ tư vấn để vay tiền. Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, hộ khẩu, CCCD, và số tài khoản ngân hàng thì bên cho vay đã giải ngân về ví ở trên đó. Nhưng tôi lại không rút tiền ra được và được bên đó báo lỗi là do sai số tài khoản ngân hàng. Và đề nghị tôi đến trụ sở công ty họ hoặc chuyển tiền để họ giải quyết mới rút được tiền về. Nhà tôi lại rất xa không thể đến trực tiếp trụ sở công ty để giải quyết.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi có nên tin tưởng và chuyển tiền cho họ để giải quyết không? Liệu tôi có phải bị lừa đảo vay tiền qua zalo không?
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Thực trạng của việc vay tiền qua zalo
Zalo là một ứng dụng nhắn tin, gọi điện, gọi video hay gửi các hình ảnh, video, file tài liệu cho gia đình, bạn bè, khách hàng,...trên điện thoại và máy tính miễn phí. Cho đến nay, Zalo đã trở thành một ứng dụng vô cùng phổ biến đối với mọi người dân Việt Nam.
Trên ứng dụng này, người dùng cũng có thể chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video,...trên trang cá nhân của mình. Lợi dụng việc đó mà nhiều cá nhân, tổ chức có đang tải các bài viết về việc cho vay tiền qua zalo nhanh chóng. Với lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn như: Cho vay không cọc không phí, có CMND/CCCD vay tới 70 triệu đồng, vay 500.000 - 10 triệu không lãi suất,... cùng với những lời cam kết, và hình ảnh mang tính chất uy tín cao.
Mặc dù hiện nay các cơ quan chức năng đã khuyến cáo: "Mọi khoản vay, người dân nên liên hệ chi nhánh ngân hàng gần nhất nơi mình cư trú hoặc gọi số điện thoại hotline của ngân hàng để được nhân viên hướng dẫn hoàn tất các thủ tục vay. Người dân tuyệt đối không làm thủ tục vay thông qua làm việc với người tự xưng là nhân viên ngân hàng trên Zalo sử dụng hình ảnh logo, hình ảnh mạo danh ngân hàng". Nhưng hiện nay hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi nên rất nhiều người bị lừa mặc dù đã cảnh giác.
2. Thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua zalo
Đánh vào tâm lý của nhiều người cần vay nhanh, lãi suất thấp, không cần tài sản bảo đảm, không cọc không phí,... Biết được tâm lý người vay, các đối tượng lừa đảo đã lên những kế hoạch rất tinh vi, có bài bản để có thể lừa được người vay.
Cá nhân, tổ chức lừa đảo tự thành lập cơ sở kinh doanh và mạo danh của các công ty tài chính để cho vay tiền. Họ lập ra các hội nhóm trên zalo với những thông tin vay rất hấp dẫn để thu hút chú ý của mọi người và chạy quảng cáo bài viết đó để tiếp cận các nạn nhân. Không những vậy, các đối tượng lừa đảo còn gọi điện thoại trực tiếp cho mọi người mạo danh là nhân viên của công ty tài chính hay nhân viên ngân hàng để mời chào người vay.
Sau khi đồng ý vay, các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng các chiêu trò như sau:
- Yêu cầu các nạn nhân tải app mà chúng tự tạo ra vào điện thoại, hoặc click vào đường link của trang web để đăng ký tài khoản.
- Sau đó, đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân kê khai các thông tin cá nhân như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, hình ảnh CCCD/CMND, nơi ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, số tiền muốn vay, tài khoản nhận tiền,...
- Sau khi nạn nhân hoàn tất các thủ tục về thông tin đó, họ sẽ báo tài khoản đã được giải ngân về ví trên app hay trên web đăng ký. Nhưng số tiền đã được giải ngân đó thì người vay không thể chuyển hay rút ra được. Và được báo không thể rút được do lỗi "sai số tài khoản ngân hàng", "sai cú pháp", "quá hạn mức",...
- Từ đó, các đối tượng yêu gửi cho nạn nhân một văn bản thông báo điều khoản chỉnh sửa thông tin khách hàng, đưa ra hai phương án cho nạn nhân lựa chọn để giải quyết vần đề:
- Phương án 1: Bên vay cầm CCCD/CMND, SHK đến trực tiếp trụ sở công ty để nhân viên xử lý sửa đổi thông tin để rút tiền về.
- Phương án 2: Nếu bên vay vì lý do cá nhân do bận công việc hay không thuận tiện trong quá trình di chuyển thì có thể ủy quyền cho bên công ty xử lý online. Bên cho vay cần chuyển khoản số tiền .... VND vào phòng tài chính công ty để đảm bảo và xác minh lại thông tin cá nhân trong quá trình sửa đổi online.
Vì đối tượng lừa đảo đã biết được bên vay hiện đang ở đâu nên họ sẽ cung cấp một địa chỉ rất xa nạn nhân để nạn nhân lựa chọn phương án số 2 để giải quyết vấn đề.
- Tuy nhiên, khi nạn nhân đã chuyển tiền theo yêu cầu của họ nhưng nạn nhân vẫn không thể rút được tiền và họ tiếp tục đưa ra các lý do khác để nạn nhân tiếp tục chuyển tiền cho họ. Cứ thế, nạn nhân vướng vào vòng luẩn quẩn và ôm một khoản nợ lớn hơn ban đầu rất nhiều...
- Ngoài ra, khi nạn nhân không chuyển tiền theo yêu cầu, họ đe dọa nếu không xử lý trong vòng 24h sẽ bị đóng băng tài khoản không rút được tiền, chuyển hồ sơ sang bên tín dụng đen. Và hù dọa, không nhận được tiền nhưng vẫn phải trả khoản nợ này.
- Hoặc khi các đối tượng lừa đảo phát giác ra hành vi lừa đảo của họ đã bị phát hiện thì họ sẽ đăng tải các thông tin 'bóc phốt" nạn nhân lên các trang mạng xã hội, tấn công số điện thoại với những lời nó đe dọa, thô bạo,...
Đây là những thủ đoạn, chiêu trò mà những đối tượng có hành vi lừa đảo tiền qua zalo thường xuyên áp dụng để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó, tất cả mọi người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác, tránh bị lừa đảo, mất tiền oan bởi những thủ đoạn này.
3. Làm gì khi bị lừa đảo vay tiền qua zalo?
Nếu bạn không may trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo vay tiền qua zalo và đồng thời bạn cũng đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo thì:
- Việc đầu tiên bạn cần nói chuyện với người thân gia đình hoặc bạn bè để họ đưa ra giải pháp tốt nhất cho mình, hoặc gọi đến số hotline 1900 6500 của Luật Toàn Quốc để được nghe chuyên viên, luật sư tư vấn và đưa ra cách giải quyết.
- Tuyệt đối không nghe thêm bất kỳ lời tư vấn, lôi kéo nào của các nhân viên tư vấn mà vay thêm số tiền nợ sẽ ngày càng chồng chất bạn sẽ bị rơi vào vực thẳm của vay tiền online.
- Tuyệt đối giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý mà phải suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Nếu số tiền bạn bị lừa đảo trên 2 triều đồng, bạn nên trình báo đến cơ quan công an sở tại để được can thiệp. Do hiện nay có rất nhiều người bị các đối tượng lừa đảo vay tiền qua zalo, bạn có thể cung cấp các tài liệu chứng minh về hành vi lừa đảo của họ như số điện thoại của đối tượng lừa đảo, chụp màn hình tin nhắn, đoạn hội thoại, thông tin số tài khoản mà bạn chuyển khoản cho họ, tên công ty, doanh nghiệp,...để phục vụ cho công tác điều tra, xác minh tin tố giác của cơ quan công an.
Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, việc xử lý các đối tượng này trên thực tế là rất khó khăn và đang là thách thức lớn đối với cơ quan công an, bởi thông tin các đối tượng sử dụng để liên hệ với người khác trong quá trình thực hiện hành vi là thông tin giả mạo, không phải thông tin chính chủ hoặc số tài khoản ngân hàng cũng là số tài khoản của người khác hoặc phạm vi hoạt động của những đối tượng này rất rộng nên cơ quan công an khó có thể xử lý được hết. Chính bởi vậy mỗi người dân nên nêu cao ý thức tự giác, tự bảo vệ bản thân mình trước những thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi này.
4. Câu hỏi thường gặp về bị lừa đảo vay tiền qua zalo
Câu hỏi 1: Hành vi lừa đảo vay tiền qua zalo bị xử lý như thế nào?
- Hành vi lừa vay tiền qua zalo để chiếm đoạt tiền
Đối với hành vi này, dựa vào mức độ và tính chất, chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính từ 2 – 3 triệu đồng theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hoặc có thể bị xử lý hình sự nếu đủ cấu thành “Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo đó, mức phạt cao nhất thể lên tới 20 năm tù hoặc chung thân nếu tài sản có giá trị lớn.
- Hành vi lừa vay tiền qua zalo với mức lãi suất cao quá mức cho phép
Để định tội đối với tội danh này thì phải dựa trên mức lãi suất tối đa theo quy định của Bộ luật dân sự. Chủ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự nếu cho vay vượt mức lãi suất cho phép (trên 20%/năm).
Câu hỏi 2: Lỡ ấn vào link lừa đảo vay tiền trên zalo thì xử lý như thế nào?
Nếu các bạn lỡ truy cập vào link lừa đảo thì ngay lập tức các bạn hãy làm theo các bước sau đây:
- Thay đổi mật khẩu Zalo
- Kiểm tra lại các lịch sử đăng nhập : Để biết được có ai đăng nhập tài khoản Zalo của bạn hay không
- Hoặc 1 cách khác nữa thì bạn hãy liên hệ trang chủ Zalo để được hỗ trợ thêm về việc bảo mật tài khoản.
Câu hỏi 3: Vay tiền qua zalo nhưng không nhận được tiền có phải trả không?
Đối với giao dịch dân sự cho vay tiền, cho vay tài sản thì hợp đồng chỉ có hiệu lực và phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên khi bên cho vay đã bàn giao tiền, tài sản cho bên vay. Do đo, khi bạn vay tiền qua zalo nhưng chưa nhận được tiền từ bên cho vay thì sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ đối với bạn.
Nếu còn thắc mắc về vấn đề bị lừa đảo vay tiền qua zalo, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 19006500 để được các Luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Lê Hằng