• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ không? Xin chào Luật sư. Em năm nay 24 tuổi, hôm ngày 21/11/2017 vừa qua em có nhận giấy triệu tập lên phường khám..

  • Bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ không?
  • bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỊ CẬN THỊ VÀ ĐIẾC THÌ CÓ PHẢI NHẬP NGŨ KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư. Em năm nay 24 tuổi, hôm ngày 21/11/2017 vừa qua em có nhận giấy triệu tập lên phường khám sức khỏe nhập ngũ, sau đó phường dẫn em lên quận khám, nhưng trên quận họ khám mắt sơ rồi cho về, không khám các vấn đề khác. Về vấn đề sức khỏe em bị cận mắt trái 4.5, mắt phải 3.75; 3 năm trước có đi khám tại bệnh viện tai mũi họng TP.HCM và có kết quả tai trái bị bệnh điếc tiếp nhận độ 3, tai phải bình thường. Em xin hỏi trường hợp của em có được phép nhập ngũ không? Nếu trường hợp bên quận khám sơ sót gọi em nhập ngũ thì em muốn bổ sung hồ sơ miễn nghĩa vụ thì thủ tục như thế nào ạ. Mong Luật sư giải đáp giúp em. Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
  • Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
  • Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Nội dung tư vấn về bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ không?

     1. Tiêu chuẩn sức khỏe khi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự

     Tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định về tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ, công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Lý lịch rõ ràng;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
  • Có trình độ văn hóa phù hợp.

     Cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ thì tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP có quy định như sau:

     “a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

     b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

     c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.”

     Để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn này cần tham khảo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, theo đó cách phân loại sức khỏe được xem xét qua chỉ tiêu theo pháp luật quy định, việc kết luận sẽ thông qua điểm số và kết luận phân loại sức khỏe. Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

  • Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
  • Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
  • Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
  • Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
  • Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
  • Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
[caption id="attachment_65294" align="aligncenter" width="423"]bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ Bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ không?[/caption]

     2. Bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ không?

     Theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định thì căn cứ phân loại sức khỏe sẽ dựa theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trong đó Bảng số 2 quy định về tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật.

     Phần 1 của Bảng số 2 quy định các bệnh về mắt, theo đó cận thị từ - 3 D đến dưới - 4 D quy ra điểm số là 4, cận thị từ - 4 D đến dưới - 5 D quy ra là điểm 5. Khi bạn có một bên mắt cận tới 4.5 độ thì sẽ quy ra có 1 điểm 5, chiếu theo quy định mà chúng tôi đã phân tích tại phần 1 trên thì thuộc sức khỏe loại 5, như vậy sẽ không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để gọi nhập ngũ. Ngoài ra, phần 3 của Bảng số 2 quy định các bệnh về tai, mũi, họng; sức nghe đo bằng tiếng nói thông thường sẽ có các chỉ số quy đổi sang điểm như: một bên tai 5 m - tai bên kia 5 m thì là điểm 1, một bên tai 4 m - tai bên kia 2 m - 4 m quy ra điểm 2. Trong trường hợp của bạn, 3 năm trước có đi khám tại bệnh viện tai mũi họng TP.HCM và có kết quả tai trái bị bệnh điếc tiếp nhận độ 3, tai phải bình thường, đây là kết quả khám của 3 năm trước bạn cần phải đi khám lại để xem hiện tại sức khỏe đã thay đổi như thế nào. Cũng cần lưu ý thêm với bạn, việc khám sức khỏe để gọi công dân nhập ngũ sẽ do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện và quyết định, việc đi đo khám bên ngoài kết quả có thể sẽ bị sai lệch hoặc không chuẩn so với khi bạn đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

     Về việc miễn nghĩa vụ quân sự thì theo như bạn mô tả hiện tại Trạm y tế phường đang làm thủ tục sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự.  Nội dung sơ tuyển sức khỏe gồm:

  • Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;
  • Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

     Các bệnh mà bạn mắc phải không thuộc dạng dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự nên hiện tại ở phường sẽ không có chức năng quyết định việc bạn có được gọi nhập ngũ hay không? Bạn sẽ được Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau đó quyết định vấn đề này. Trường hợp bạn không đồng ý với kết quả khám sức khỏe thì có thể khiếu nại lên Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện để giải quyết. Hồ sơ gồm: đơn khiếu nại và các tài liệu chứng minh vấn đề mà bạn không đồng ý.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về vấn đề bị cận thị và điếc thì có phải nhập ngũ không? Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178