Bảo lưu quyền sở hữu theo quy định pháp luật dân sự
15:45 04/07/2018
Quyền sở hữu có thể được bảo lưu. Luật Toàn Quốc sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề bảo lưu quyền sở hữu theo quy định pháp luật dân sự hiện nay
- Bảo lưu quyền sở hữu theo quy định pháp luật dân sự
- bảo lưu quyền sở hữu
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU
Kiến thức của bạn:
Bảo lưu quyền sở hữu theo quy định pháp luật dân sự
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về bảo lưu quyền sở hữu
1. Bảo lưu quyền sở hữu
Theo Điều 331 Bộ luật dân sự quy định về bảo lưu quyền sở hữu như sau:- Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
- Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
- Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký."
Từ quy định của pháp luật, đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là bất động sản, động sản đăng ký quyền sở hữu và các tài sản khác. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người mua trở thành chủ sở hữu khi được đăng ký quyền sở hữu. Đối với các tài sản khác người mua có quyền sở hữu khi nhận tài sản. Tuy nhiên, trường hợp mua bán trả chậm, trả dần thì việc xác lập hoặc hạn chế quyền sở hữu do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận.
Thông thường trong hợp đồng mua bán trả chậm thì bên mua có quyền sở hữu tài sản khi trả hết tiền mua, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Để đảm bảo cho việc thanh toán tiền mua trả chậm, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu của bên bán khi bên mua trả hết tiền mua. Có nghĩa là bên bán chưa chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản, bên bán vẫn tồn tại một số quyền đối với người mua như quyền đòi lại tài sản kể cả bên mua đã đăng ký quyền sử dụng như mua trả chậm oto, xe máy...
Hợp đồng mua bán là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản nhưng mua trả chậm thì quyền sở hữu chưa xác lập đối với người mua; tuy nhiên khi đã nhận tài sản để sử dụng thì người mua có thể bán, cho tặng, đổi cho người khác và không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Để đảm bảo quyền lợi cho bên bán, các bên cần phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán hoặc xác lập hợp đồng riêng về bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.
2. Quyền đòi lại tài sản
Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật dân sự về quyền đòi lại tài sản thì trường hợp bên mua không trả số tiền chưa trả, thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua thanh toán. Nếu thời hạn trả chậm, trả dần đã hết mà bên mua cố tình không trả hết tiền mua, thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán trả cho bên mua số tiền đã thanh toán sau khi khấu trừ hao mòn do bên mua đã sử dụng. Trường hợp bên mua làm hư hỏng, mất tài sản thì phải bồi thường thiệt hại và số tiền đã thanh toán được bù trừ vào tiền bồi thường thiệt hại.3. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản khi bảo lưu quyền sở hữu
Điều 333 Bộ luật dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản như sau:- Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
- Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
4. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp được quy định tại Điều 334 Bộ luật dân sự, theo đó bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
- Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Thông thường khi bên mua thanh toán đầy đủ tiền mua thì có quyền sở hữu đối với tài sản mua, cho nên bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt. Trường hợp bên mua không thể hoặc cố tình không thanh toán hết tiền mua còn lại thì bên bán sẽ đòi lại tài sản và biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cũng chấm dứt.
Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt nếu các bên thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ trả tiền của bên mua. Trường hợp này bên bán xóa nợ số tiền chưa thanh toán cho bên mua, cho phép bên mua có quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản.
Bài viết tham khảo: