• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bà ngoại có được quyền đi làm thủ tục khai sinh cho cháu? Hiện tại em đang làm mẹ đơn thân, em sinh con trong thành phố thì có nhờ bà ngoại đi làm giấy tờ..

  • Bà ngoại có được quyền đi làm thủ tục khai sinh cho cháu?
  • thủ tục khai sinh cho cháu
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BÀ NGOẠI CÓ ĐƯỢC QUYỀN ĐI LÀM THỦ TỤC KHAI SINH CHO CHÁU?

 Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư. Hiện tại em đang làm mẹ đơn thân, em sinh con trong thành phố thì có nhờ bà ngoại đi làm giấy tờ khai sinh cho cháu. Nhưng khi ra tới xã làm thủ tục thì cán bộ xã yêu cầu là bắt buộc người cha hoặc mẹ phải đi làm, không cho người khác làm và có chuyện gì thì họ không chịu trách nhiệm. Vậy cho em hỏi trường hợp của em có bắt buộc em phải đứng ra làm giấy tờ cho cháu hay vẫn có thể nhờ người làm hộ được không? Xin tư vấn giúp em. Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     1. Bà ngoại có được quyền đi làm thủ tục khai sinh cho cháu?

     Theo quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch thì thủ tục khai sinh cho con là một trong các thủ tục đăng ký hộ tịch của cá nhân. Điều 6 Luật Hộ tịch quy định về quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân như sau:

     “1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

     Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.      2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

     Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.      3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.”

     Như vậy, trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Còn đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Qua đó có thể khẳng định thủ tục khai sinh cho con của bạn không yêu cầu bắt buộc bạn phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

     Bên cạnh đó, tại Điều 15 Luật Hộ tịch có quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh:

     “1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.      2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

     Theo quy định này thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em khi cha mẹ không thể đăng ký khai sinh. Như vậy, việc đăng ký khai sinh của con bạn, mẹ bạn cũng có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh; tuy nhiên trách nhiệm này chỉ được phía cơ quan đăng ký hộ tịch chấp nhận khi bạn không thể đăng ký khai sinh cho con của mình. [caption id="attachment_60883" align="aligncenter" width="429"]thủ tục khai sinh cho cháu Bà ngoại có được quyền đi làm thủ tục khai sinh cho cháu?[/caption]

     Hiện tại, nếu bạn muốn nhờ mẹ bạn đi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu, để cho thuận tiện mà cơ quan đăng ký hộ tịch cũng không đòi hỏi bạn phải về xã làm trực tiếp thì bạn có thể ủy quyền cho mẹ bạn. Việc ủy quyền cho mẹ bạn cần lập thành văn bản; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch (Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP). Khi đi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu, mẹ bạn cần mang giấy tờ chứng minh mối quan hệ với bạn, mục đích chứng minh người được ủy quyền là mẹ của người ủy quyền thông qua giấy tờ như giấy khai sinh của bạn.

     2. Thủ tục khai sinh cho cháu ngoại

      Bước 1: Mẹ bạn cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký hộ tịch cấp xã gồm:

  • Tờ khai (theo mẫu quy định);
  • Giấy chứng sinh;
  • Sổ hộ khẩu của bạn;
  • CMND/Hộ chiếu Việt Nam của mẹ bạn;
  • Văn bản ủy quyền
  • Giấy chứng minh mối quan hệ với bạn.

     Bước 2: Nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

     Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

    Để được tư vấn chi tiết về Bà ngoại có được quyền đi làm thủ tục khai sinh cho cháu?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178