• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bên vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế về các văn bản hướng dẫn thi hành...

  • Xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn
  • Hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn

Câu hỏi về hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn

     Thưa Luật sư!      Vào ngày 27/3/2019 tôi bị cơ quan chức năng giữ giấy tờ và hàng hóa trên xe khi đang vận chuyển trên đường với lý do là không có hóa đơn đối với hàng hóa vận chuyển, như vậy, tôi muốn hỏi hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn của tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?      Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn như sau:

1. Cơ sở pháp lý về hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn

2. Nội dung về hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn

     Hành vi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi này, pháp luật quy định người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

2.1. Mức xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn

     Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc không có hóa đơn đối với hàng hóa đang vận chuyển trên đường đồng nghĩa với việc hàng hóa đó không có giấy tờ chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ, giá trị của số hàng hóa đang vận chuyển đó và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thu giữ khi bị phát hiện vận chuyển không có hóa đơn đối với hàng hóa yêu cầu hóa đơn. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 43 Nghị định 109/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn như sau: 
Điều 44. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn ........................... 5. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. .......................................
[caption id="attachment_153829" align="aligncenter" width="299"]Xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn Xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn[/caption]      Tuy nhiên, chủ thể cung cấp hóa đơn cho hàng hóa là bên bán, cho nên, việc vận chuyển hàng hóa không hóa đơn thì bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, như sau:
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ .................................. b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua. ............................
Như vậy, bên vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế về các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, là mức sử phạt đối với hành vi vận chuyển hành hóa không có hóa đơn của bên vậy chuyển được quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt hành chính về thuế, như sau:
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau: 1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: ................................. m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. .................................

2.2. Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn

     Đối với thời hiệu xử phạt trong trường hợp này được quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, như sau:
Điều 5. Thời hiệu xử phạt 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm. 2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau: Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. 3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. 4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. 5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo hình thức phạt tiền (là ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
     Tóm lại, đối với việc vận chuyển hàng hóa không hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm về hai hành vi đó là: Thứ nhất, là hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn, cụ thể, là hành vi không lập hóa đơn của bên bán cho bên mua theo quy định của pháp luật; Thứ hai, là hành vi trốn thuế của người mua, vận chuyển hàng hóa trên đường. Tuy nhiên, việc vi phạm này chỉ xảy ra đối với loại hàng hóa yêu cầu về hóa đơn để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, giá trị trừ các loại hàng hóa không yêu cầu hóa đơn theo quy định của pháp luật, ví dụ: hàng nông sản, thủy sản được người dân sản xuất, đánh bắt và qua sơ chế thông thường,...      Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về hành vi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./ 

Chuyên viên: Nguyễn Nam  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178