• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên theo nghị định mới 2020 (nhiệm vụ, quyền hạn của đấu giá viên, các hành vi nào là vi phạm, khung hình phạt,...)

  • Xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên mới
  • Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH CỦA ĐẤU GIÁ VIÊN

Câu hỏi của bạn về hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên: 

      Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH Toàn Quốc! Tôi có câu hỏi như sau: Theo quy định mới nhất của pháp luật, những hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên thì bị xử phạt có gì khác so với quy định cũ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên. Với câu hỏi này, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý về hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên:

2. Nội dung tư vấn về hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên:

   Đấu giá tài sản là một hình thức mua bán tài sản đặc biệt. Thông qua đấu giá tài sản, các chủ thể có thể để chuyển quyền sở hữu một cách linh hoạt từ chủ thể này sang chủ thể khác. Tuy nhiên, để buổi bán đấu giá tài sản diễn ra được công bằng, thuận lợi thì không thể thiếu những người "cầm cân nảy mực" để điều hành buổi bán đấu giá là những đấu giá viên. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về Đấu giá viên. 

     Song trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, pháp luật còn nhiều hạn chế dẫn đến hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên  diễn ra phổ biến. Từ đó, gây ảnh hưởng tới hoạt động đấu giá nói riêng và trong các hoạt động giao lưu dân sự nói chung. Vì vậy, nghị định 82/2020/NĐ-CP được ban hành trong đó có những quy định về hành vi phạm quy định của đấu giá viên  có những sửa đổi phù hợp với thực tiễn phát triển nhằm khắc phục những tồn tại xử lý vi phạm hành chính trong bán đấu giá trong thời gian qua.   [caption id="attachment_200023" align="aligncenter" width="450"]Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên[/caption]

2.1 Đấu giá viên và tiêu chuẩn đấu giá viên

     Căn cứ Điều 10 Luật Đấu giá 2016:
Điều 10. Tiêu chuẩn đấu giá viên Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây: 1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; 2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
     Như vậy, Đấu giá viên là một chức danh bổ trợ tư pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện; trực tiếp điều hành và thực hiện cuộc bán đấu giá theo đúng thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.

2.2 Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên

2.2.1 Các hành vi bị cấm của Đấu giá viên khi hành nghề
     Căn cứ Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016:
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây: a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình; b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi; c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật; đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên; e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan. (...)
     Tóm lại, để đấu giá viên có thể xử lý tài sản công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, pháp luật đã có những quy định cụ thể nhằm nghiêm cấm những hành vi sai lệch chuẩn mực của đấu giá viên trong hoạt động đấu giá. [caption id="attachment_200034" align="aligncenter" width="450"]Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên[/caption]
2.2.2 Xử phạt hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên
     Căn cứ Điều 22 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ đấu giá viên khi điều hành cuộc đấu giá tài sản. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên; b) Thỏa thuận trái pháp luật với cá nhân, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 7 Điều này; c) Biết mà không yêu cầu người tập sự hành nghề đấu giá do mình hướng dẫn chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về đấu giá tài sản trong quá trình tập sự tại tổ chức đấu giá tài sản đó. 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị của người có tài sản về việc đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; b) Không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị của người có tài sản về việc người tham gia đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; c) Không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người tham gia đấu giá có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá; thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; d) Không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả hoặc người chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá; đ) Không trực tiếp điều hành cuộc đấu giá nhưng vẫn ký biên bản đấu giá; e) Hạn chế người tham gia đấu giá trong quá trình tham gia đấu giá; g) Điều hành cuộc đấu giá không đúng hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá đã ban hành; h) Điều hành cuộc đấu giá trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá không đúng quy định; i) Tự xác định bước giá hoặc điều hành cuộc đấu giá không theo bước giá đã công bố. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá. 5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng thẻ đấu giá viên của người khác để điều hành cuộc đấu giá; b) Không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Công bố không đúng người trúng đấu giá; d) Công bố không đúng giá do người tham gia đấu giá trả. 6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Điều hành cuộc đấu giá cho tổ chức không phải là tổ chức đấu giá mà mình đã đăng ký hành nghề hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng hoặc hội đồng đấu giá tài sản; b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi. 7. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau: a) Lập danh sách khống về người đăng ký tham gia đấu giá hoặc lập hồ sơ khống hoặc lập hồ sơ giả tham gia đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức đấu giá tài sản trở lên hoặc kiêm nhiệm hành nghề công chứng hoặc thừa phát lại; d) Cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản tham gia cuộc đấu giá. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và g khoản 3 và khoản 4 Điều này; b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 và điểm a khoản 6 Điều này; c) Tịch thu tang vật là chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm e và g khoản 3 Điều này trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá; các điểm b và c khoản 5; điểm a khoản 7 Điều này trong trường hợp người tham gia đấu giá trong danh sách khống, hồ sơ khống, hồ sơ giả là người trúng đấu giá; điểm b khoản 7 Điều này trong trường hợp làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; điểm d khoản 7 Điều này trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá là người trúng đấu giá; b) Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công khi có hành vi vi phạm quy định tại các điểm e và g khoản 3 Điều này trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá; các điểm b và c khoản 5; điểm a khoản 7 Điều này trong trường hợp người tham gia đấu giá trong danh sách khống, hồ sơ khống, hồ sơ giả là người trúng đấu giá; điểm b khoản 7 Điều này trong trường hợp làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; điểm d khoản 7 Điều này trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá là người trúng đấu giá; c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
     Trước đây, những hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên được quy định tại Điều 19 nghị định 110/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, do những còn nhiều hạn chế, nên quy định về những hành vi vi phạm quy định của đấu giá viên được thay thế bằng những quy định tại Điều 22 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Như vậy, so với nghị định cũ, nghị định mới có những điểm mới:
  • Trước kia, quy định chung hình thức xử phạt vi phạm hành chính của đấu giá viên và những người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá. Hiện nay, nghị định mới đã tách riêng quy định xử phạt đối với đấu giá viên và những người khác có liên quan đến haotj động bán đấu giá thành hai điều riêng biệt.
  • Bổ sung thêm các hành vi vi phạm quy định cụ thể của đấu giá viên
  • Các khung hình phạt, chế tài hình phạt được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với sự phát triển của kinh tế cũng như để tăng tính răn đe hơn đối với những chủ thể vi phạm.
  • Hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đầu giá được quy định cụ thể là hình phạt bổ sung.
  • ...
      Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết vi phạm hành chính trong bán đấu giá quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Quân

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178