• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, chúng tôi xin tóm tắt trả lời câu hỏi như sau: Bạn đã vi phạm quy tắc ứng xử trong nghề nghiệp, quy tắc ứng xử chung của viên chức. Hình thức xử lý

  • Xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục của giáo viên
  • Xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục

Câu hỏi của bạn về xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục 

     Chào luật sư. Mong luật sư tư vấn

     Tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Toán. Trong thời gian giảng dạy chính khóa, tôi nhận thấy có nhiều học sinh học yếu nên dành thời gian phụ đạo thêm cho các em vào ngày thứ 7 mỗi tuần. Ngày thứ bảy 23/2/2019, khi tiết học vừa mới bắt đầu, tôi vừa ghi đề lên bảng chuẩn bị giảng bài thì 1 em học sinh xin đi về để học thêm môn khác. Nghe lí do em học sinh trình bày tôi thấy không hợp lí, vì tôi nhận thấy em học sinh này rất yếu môn Toán và cần phụ đạo để củng cố kiến thức nâng cao kết quả học tập. Trong khi đó em học sinh này lại xin đi về để học môn khác. Tôi không hài lòng và cảm thấy bực bội, nên nóng nảy nói: “Cút về đi.” Sau khi em học sinh này về tôi có nhận được điện thoại của phụ huynh phản ánh về việc này và thông báo cho tôi biết là thứ hai sẽ lên gặp ban giám hiệu. Qua sự việc này tôi muốn hỏi tôi có vi phạm gì hay không? Mức độ vi phạm như thế nào? Hình thức xử lý của cơ quan đối với vi phạm này?

     Tôi rất mong được hỗ trợ tư vấn về vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn

Câu trả lời của luật sư về xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục

     Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục như sau:

1. Căn cứ pháp lý về xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục

2. Nội dung tư vấn về xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục

     Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Giáo viên giảng dạy tại các trường học tại Việt Nam cũng là viên chức. Trong mỗi ngành nghề đều có những quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

   2.1. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

     Căn cứ tại Điều 5 và Điều 7, Luật viên chức 2010 quy định về nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

"1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật." 

     Như vậy, trong quá trình dạy học giáo viên ngoài có trình độ thì cần có một tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng, khiêm tốn đối với học sinh và đồng nghiệp của mình. Việc bạn có lời nói nặng lời, khiếm nhã đến học sinh của mình là chưa chuẩn mực. Trong trường hợp của bạn, bạn đã vi phạm quy tắc ứng xử của công chức, viên chức nói chung. Vi phạm quy tắc ứng xử nhà giáo nói riêng.

     Dựa theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi đánh giá khái quát thì mức độ vi phạm nhẹ. Hình thức xử lý có thể là khiển trách của cơ quan nơi bạn làm việc (Ban giám hiệu nhà trường) hoặc nếu vì lời nói của bạn mà gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, tinh thần của học sinh thì phải dựa theo tình hình cụ thể để có hình thức xử lý phù hợp, ví dụ như: xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,... [caption id="attachment_155660" align="aligncenter" width="329"]Xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục Xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục[/caption]

   2.2. Xử lý hành vi xúc phạm nhân phạm danh dự, nhân phẩm của người học

     Căn cứ Điều 21, Nghị định 138/2013 quy định về xử phạt vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học: 

"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này."

     Như đã nói ở trên, còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng do hành vi mà bạn gây ra để có hình thức xử lý phù hợp. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là một trong các biện pháp có thể áp dụng.

     Kết luận: Như vậy, chúng tôi xin tóm tắt trả lời câu hỏi như sau: Bạn đã vi phạm quy tắc ứng xử trong nghề nghiệp, quy tắc ứng xử chung của viên chức. Hình thức xử lý tùy thuộc vào tình hình hậu quả hành vi thực tế, có thể là khiển trách của cơ quan. 

     Để được tư vấn chi tiết về Xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

     Chuyên viên: Vũ Quỳnh  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178