• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm: người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

  • Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác
  • Xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÚC PHẠM DANH DỰ, UY TÍN, NHÂN PHẨM

Kiến thức của bạn:

     Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung câu trả lời

1. Khái niệm hành vi xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm

     Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Danh dự, nhân phẩm của cá nhân là bất khả xâm phạm. Bất cứ hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Theo điều 584 BLDS 2015 thì:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

     Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng lời nói, chữ viết, hình ảnh đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên mạng Internet diễn ra ở nơi công cộng, trong gia đình…, với cá nhân nói chung hay với những đối tượng đặc thù như người thi hành công vụ, thành viên trong gia đình…

      Do đó khi xác định có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cá nhân cho rằng mình bị xúc phạm cần thu thập chứng cứ, lưu giữ hình ảnh, tài liệu, nhờ người làm chứng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí có thể đề nghị thừa phát lại lập vi bằng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và trình báo cho các cơ quan có thẩm quyền như công an, cán bộ phường/xã, cán bộ cơ quan quản lý về bưu chính, viễn thông. [caption id="attachment_15556" align="aligncenter" width="331"]Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm[/caption] 2. Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác

     Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

     Trường hợp bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà người bị xử phạt không đồng tình với quyết định xử phạt, cho rằng việc xử phạt đó là không đúng thì cũng có thể gửi đơn khiếu nại đến người đã ban hành quyết định xử phạt hoặc thủ trưởng trực tiếp của người đó. Hoặc người đó có thể nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính ra TAND cấp huyện hoặc cấp tỉnh theo thủ tục tố tụng hành chính.

     Theo điều 584 BLDS 2015 thì người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

     Người có hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phải chịu mức bồi thường sau:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

     Ngoài các khoản trên, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

     Điều 121 BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 cũng quy định về tội làm nhục người khác như sau:

     “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

     Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.

     Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý ).

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về xử lý hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178