Xử lý hành vi mở cửa ô tô gây tai nạn
14:01 08/07/2019
Xử lý hành vi mở cửa ô tô gây tai nạn: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
- Xử lý hành vi mở cửa ô tô gây tai nạn
- mở cửa ô tô gây tai nạn
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ LÝ HÀNH VI MỞ CỬA Ô TÔ GÂY TAI NẠN Kiến thức của bạn:
Trường hợp lái xe ô tô mở cửa xuống xe thiếu quan sát khiến người đi xe máy phía sau va vào cánh cửa gây ra tai nạn thì xử lý như thế nào?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 46/2016 NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Theo điểm đ, khoản 3, điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Như vậy, việc lái xe ô tô bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông đường bộ khi dừng đỗ.
1. Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm g, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định :
“Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
.....
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;”
2. Trách nhiệm dân sự
Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Ngoài các chi phí trên thì người điều khiển phương tiện giao thông xâm phạm sức khỏe của người khác còn phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trường hơp người điều khiển phương tiện có tình không thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trách nhiệm hình sự
Người điều khiển phương tiện giao thông thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như:
- Làm chết một người;
- Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
- Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
- Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Theo đó, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về xử lý hành vi mở cửa ô tô gây tai nạn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;