• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xâm phạm quyền hưởng dụng của người mượn đất ở nhờ bị xử lý như thế nào?...Có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại hay không?

  • Xâm phạm quyền hưởng dụng của người mượn đất ở nhờ
  • Mượn đất ở nhờ
  • Hỏi đáp luật đất đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÂM PHẠM QUYỀN HƯỞNG DỤNG CỦA NGƯỜI MƯỢN ĐẤT Ở NHỜ

Câu hỏi của bạn: 

     Thưa Luật sư. Tôi có một câu hỏi mong được luật sư tư vấn như sau:

     Gia đình tôi có một ngôi nhà gắn liền với đất được nhà nước cấp chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2009. Trước đó, năm 2004 gia đình tôi có cho anh T là con của cô ruột ở nhờ. Năm 2009 cha tôi chết, gia đình đã làm thừa kế cho mẹ và các anh chị em. Đến nay do mâu thuẫn cá nhân anh tôi có chặt cây cốc trồng trên mảnh đất mà gia đình tôi đã cho anh T ở. Hiện nay anh T đã gửi đơn đến chính quyền để giải quyết.

     Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của gia đình tôi được giải quyết như thế nào. Xin nói rõ thêm là cây cốc đó không xác định được anh T hay là cha tôi trồng. Nếu là cây anh T trồng thì anh được giải quyết ra sao. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     1. Quyền hưởng dụng của người mượn đất ở nhờ

     Khoản 1 điều 497 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

     “Điều 497. Quyền của bên mượn tài sản

  1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.”

     Anh T mượn đất ở nhờ của gia đình bạn chỉ được sử dụng đất vào mục đích để ở mà không có quyền chiếm hữu hay định đoạt với phần đất đó. Theo khoản 1 điều 189 Bộ luật dân sự 2015, quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

     Mặt khác, điều 257 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

     “Điều 257. Quyền hưởng dụng

     Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.”

     “Điều 264. Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức

  1. Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.”

     Như vậy, dù cây cốc đó do anh T hay bố bạn trồng nhưng trồng trên phần đất mà anh T đang mượn ở nhờ thì anh T có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó; được định đoạt tài sản nhưng việc định đoạt đó không xâm phạm tới việc xác lập quyền hưởng dụng trước đó. Đối với bạn, dù là chủ sở hữu mảnh đất nhưng anh bạn không được cản trở, thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền hưởng dụng của người mượn đất ở nhờ căn cứ khoản 3 điều 263 Bộ luật dân sự 2015:

     “Điều 263. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản

     ….

     3. Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng” [caption id="attachment_60267" align="aligncenter" width="450"]Mượn đất ở nhờ Mượn đất ở nhờ[/caption]

     2. Xâm phạm quyền hưởng dụng của người mượn đất ở nhờ bị xử lý như thế nào?

     Khoản 1 điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

     “Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

     Hành vi chặt phá cây cốc trên phần đất đang mượn ở nhờ của anh T sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản. Căn cứ Điều 589 Bộ luật dân sự 2015, thiệt hại được xác định như sau:

     “Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

     Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

     1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

     2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

     3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

     4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

     Theo đó, trong trường hợp cây cốc được xác định là tài sản do anh T trồng thì anh của bạn phải bồi thường thiệt hại khi tài sản bị hủy hoại. Phần thiệt hại này gồm cả phần hoa lợi lợi tức có được từ cây cốc và phần giá trị thực tế của cây cốc.

     Còn trong trường hợp cây cốc được xác định là tài sản do bố bạn trồng mà anh T là người đang có quyền hưởng dụng trên phần đất này thì việc chặt cây cốc của anh bạn đã gây thiệt hại đến lợi ích từ việc khai thác tài sản mà anh T được hưởng => anh bạn phải bồi thường thiệt hại cho anh T từ hành vi chặt cây của mình.

     => Trên nguyên tắc chung, anh bạn cố ý phá hoại tài sản của anh T nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận trên phần giá trị tài sản bị thiệt hại. Nếu không thỏa thuận được, anh T có quyền kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại điều 585 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

     “Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

     1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

     3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

     4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

     5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về Xâm phạm quyền hưởng dụng của người mượn đất ở nhờ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178