Vụ án dân sự và những điều cần biết
14:33 20/09/2019
Vụ án dân sự và những điều cần biết trong đó có những điều cần chú ý như vụ án dân sự là gì? chủ thể của vụ án dân sự là ai?...
- Vụ án dân sự và những điều cần biết
- Vụ án dân sự và những điều cần biết
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Vụ án dân sự và những điều cần biết
Câu hỏi của khách hàng:
Chào bác, bác ơi cháu muốn hỏi là:Vụ án dân sự là gì?chủ thể và thủ tục giải quyết vụ án dân sự? Cháu chưa hiểu rõ lắm à các bác giúp cháu với được không ạ?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau :
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự năm 2015
- Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn: Khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
-
Vụ án dân sự là gì?
Trong tiếng Việt , Vụ án là một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết. Khái niệm vụ án dân sự sẽ là một khái niệm nhỏ hơn so với vụ án. Ta có thể hiểu :
“ Vụ án dân sự là những tranh chấp dân sự giữa các chủ thể được các chủ thể đó đưa ra tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự.” [caption id="attachment_32848" align="aligncenter" width="450"] Vụ án dân sự và những điều cần biết[/caption]
-
Chủ thể vụ án dân sự
Theo như nhận định tại phần một, chủ thể của vụ án dân sự có thể là những cá nhân, tổ chức hay cơ quan mà những cá nhân, tổ chức hay các cơ quan đó tham gia vào các giao dịch dân sự hay có những quyền và lợi ích dân sự liên quan có thể bị xâm phạm, tranh chấp hoặc đang bị xâm phạm và có những tranh chấp cần giải quyết mà ở đây gọi là đương sự.
Ngoài ra trong tối tụng dân sự, ngoài đương sự sẽ có hai thành phần sẽ là cũng là chủ thể tổ tụng.
Thứ nhất, đó là các cơ quan tiến hành tố tụng, Các cơ quan tiến hành tốt tụng là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bao gồm: Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ hai, đó là người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Ví dụ như : Chánh án Tòa án, thẩm phán...
-
Thủ tục giải quyết vụ án dân sự
Thủ tục giải quyết vụ án dân sự gồm những thủ tục sau :
- Nộp đơn kiện, Tòa án nhận đơn kiện và thụ lý vụ án.
- Hòa giải và chuẩn bị xét xử.
- Phiên tòa diễn ra.
a) Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự
Tại Điều 191 BLTTDS quy định Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp bằng hình thức: trực tiếp tại Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án (Điều 196 BLTTDS).
b) Hòa giải và chuẩn bị xét xử
Điều 203 BLTTDS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
- Đối với các vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết cú Tòa án thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
- Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại và lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
- Công nhận sự thoả thuận của các đương sự
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
- Đình chỉ giải quyết vụ án
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử
c) Phiên tòa diễn ra
- Bắt đầu phiên tòa, gồm các công việc sau:
* Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử
* Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch
* Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
* Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
- Tranh luận tại phiên tòa
- Nghị án và tuyên án
* Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.
* Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về vấn đề Vụ án dân sự và những điều cần biết. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;