• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào? Hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc để tìm hiểu rõ hơn

  • Viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?
  • Viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?

     Hiện nay, yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp để thi tuyển trở thành viên chức ngày càng cao. Cũng bởi vậy, nhiều đối tượng không đáp ứng đủ các điều kiện do luật định có hành vi sử dụng bằng giả. Hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc dưới đây:

 1. Viên chức sử dụng bằng giả được hiểu như thế nào?

     Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

    Viên chức sử dụng bằng giả là việc viên chức dùng bằng giả nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí công việc nào đó.

Theo quy định hiện nay viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào.

2. Viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?

Thứ nhất, hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức sử dụng bằng giả

     Theo Khoản 4 Điều 18 và Khoản 4 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức sử dụng bằng giả như sau:

  •  Viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.
  •  Viên chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Thứ hai, mức phạt hành chính đối với hành vi sử dụng bằng giả của viên chức

    Theo điểm c khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với hành vi sử dụng bằng giả của viên chức như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
  • Bên cạnh đó, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung. 

Lưu ý: Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Theo Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

Thứ ba, viên chức sử dụng bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

     Theo theo khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định nếu viên chức có hành vi sử dụng bằng giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức với khung hình phạt như sau:

Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với một trong các trường hợp sau đây:

  Có tổ chức;

 Phạm tội 02 lần trở lên;

  Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

 Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

 Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

  Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

  Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

     Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào.

3. Nghĩa vụ chung của viên chức

     Viên chức có những nghĩa vụ chung như sau:

  •      Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
  •      Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
  •      Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
  •      Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
  •      Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

4. Những việc viên chức không được làm

     Theo Điều 19 Luật viên chức 2010 quy định những việc viên chức không được làm bao gồm:

  •  Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
  •  Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
  •  Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
  •  Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
  •  Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
  •  Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dịch vụ của Luật Toàn Quốc dưới đây:

5. Hỏi đáp về viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc cao học thì bị xử lý như thế nào? Tôi cảm ơn!

     Đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong) hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong).

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Viên chức có bị buộc thôi việc do nghiện ma túy không? Tôi cảm ơn!

     Căn cứ khoản 5 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc viên chức. Theo đó, viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nghiện ma túy. Khi đã có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về hành vi nghiện ma túy.

Dịch vụ về viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về viên chức sử dụng bằng giải bị xử lý thế nào và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý thế nào tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178