• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không? Điều kiện hưởng pháp nhân hưởng di sản theo di chúc thừa kế là gì?

  • Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không?
  • Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không?
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không?

     Pháp nhân có quyền được hưởng di sản thừa kế không? Là vấn đề được nhiều người đứng đầu pháp nhân quan tâm. Bởi xã hội ngày càng phát triển, pháp nhân ra đời càng nhiều, và điều không thể phủ nhận là khối tài sản và mối quan của chủ thể pháp nhân vô cùng lớn và phức tạp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền hưởng di sản thừa kế của pháp nhân. Một tổ chức đủ điều kiện có tư cách pháp nhân khi nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này.

1. Pháp nhân là gì? Di sản thừa kế là gì?

     Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về pháp nhân nhưng có thể hiểu pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

       Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân bao gồm:

       Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;

  •  Có cơ cấu tổ chức, cụ thể:

      Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

      Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

  •  Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  •  Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Pháp luật không liệt kê di sản thừa kế bao gồm những loại nào, mà chỉ quy định chung là tài sản. Căn cứ Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015, quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.  

      Như vậy, di sản thừa kế có thể là tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không

2. Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không?

      Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể như sau:

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

       Theo đó, pháp nhân cũng là đối tượng được hưởng thừa kế nhưng chỉ thừa hưởng theo di chúc. Bởi pháp nhân không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế mặc định hoặc đương nhiên mà chỉ khi người để lại di sản thừa kế để lại di chúc cho pháp nhân thì pháp nhân mới được hưởng di sản thừa kế đó.

      Như vậy, pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế.

Hiện nay pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không

3. Điều kiện pháp nhân hưởng di sản theo di chúc

3.1 Điều kiện pháp nhân hưởng di sản thừa kế theo di chúc

      Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế như sau nếu người thừa kế không phải là cá nhân thì để được hưởng di sản thừa kế theo di chúc phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.  

        Trong đó, theo Điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân bị coi là chấm dứt tồn tại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  •  Do hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể.
  •  Bị tuyên bố phá sản.

       Và thời điểm pháp nhân chấm dứt tồn tại là thời điểm pháp nhân này bị xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     Như vậy, điều kiện để pháp nhân được hưởng di sản thừa kế theo di chúc là pháp nhân đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3.2 Thời điểm mở thừa kế phân chia di sản thừa kế theo di chúc là khi nào?

      Theo Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật luật dân sự 2015.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

            Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

     Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dịch vụ của Luật Toàn Quốc dưới đây:

4. Hỏi đáp về pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không?

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: pháp nhân có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không? Tôi cảm ơn!

       Căn cứ theo khoản 1 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

      Như vậy, pháp nhân có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: thủ tục để pháp nhân từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc như thế nào? Tôi cảm ơn!

      Căn cứ theo khoản 2,3  Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

     Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

      Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

    Theo đó, pháp nhân muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện theo cách thức trên.

    Để được tư vấn chi tiết về pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc thừa kế không quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178