• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng không? Hiện nay em thường xuyên ra Ủy ban yêu cầu các vấn đề trên và lãnh đạo Ủy

  • Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng không?
  • thẩm quyền xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ỦY BAN NHÂN DÂN CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VỀ HÀNH VI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

     Hiện em lo lắng và hỏi sự việc sau:

     - Em là vợ nhỏ không hôn thú và có đứa con riêng tên bé N sinh tháng 1/2000 (khai sinh con có tên cha). Hiện 2 mẹ con hộ khẩu thường trú tại V và lúc chồng còn sống chồng có xây dựng nhà cửa cho mẹ con em ở V.

     - Gia đình bên chồng gồm: vợ chính thức có hôn thú và 01 con gái, hiện cả hai việt kiều định cư bên Úc.

     - Năm 2015 chồng mất và để lai tài sản là 1 căn nhà ở TP.A (tài sản chung với vợ lớn), khi khai di sản bên vợ lớn không khai tên con riêng bé N và ra công chứng chuyển nhượng cho bà M với giá 3 tỷ. Sự việc trên đã được thi hành án ra quyết định không cho đăng bộ sang tên vì thiếu một đồng thừa kế và em là người giám định. Hiện sự việc đang được tòa án đang tiếp tục triệu tập gia đình vợ lớn về thụ án nhưng họ không về nước thụ án.

     Vậy hỏi:

  1. Hiện nay em thường xuyên ra Ủy ban yêu cầu các vấn đề trên và lãnh đạo Ủy ban đã tiếp 4 lần và chỉ giải thích và yêu cầu mẹ con em tiếp tục chờ tòa xử để phân chia phần giá trị sở hữu của con em được hưởng theo di sàn mà không giải quyết các yêu cầu của mẹ con em như trên. Chính vì vậy thời gian tới em định: tiếp tục ra Ủy ban hằng ngày la to và yêu cầu mãnh liệt Ủy ban phải giải quyết cho em các yêu cầu trên nếu không em sẽ quậy và cho dòng họ cùng quậy và sẽ ngủ nằm lì tại Ủy ban. Tuy nhiên về phía Ủy ban đã răn đe tôi yêu cầu giữ trật tự không gây rối và không được la to, vu khống nói xấu cán bộ, nhân viên nếu không sẽ xử lý các hành vi trên. Hỏi việc làm trên em đúng hay Ủy ban đúng, nếu quậy la lối, nói xấu có bị xử lý vì hành vi trên không? Và vi phạm nhiều lần có bị giam không? Yêu cầu ngủ tại Ủy ban có vi phạm không? Nếu tôi gây rối họ lấy bằng chứng gì gán tội cho tôi?
  2. Em được quyền giám hộ con em đến bao nhiêu tuồi? Nếu hết quyền giám hộ em có được dự tòa giải quyết sự việc không?

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     1. Ủy ban có thẩm quyền xử lý các hành vi nêu trên?

     Như chúng tôi đã phân tích ở bài viết Quyền lợi của con riêng khi chia di sản thừa kế ,Ủy ban hoàn toàn không có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn nên những hành vi nêu trên của bạn hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật. Việc Ủy ban nhắc nhở những hành vi của bạn là hoàn toàn có cơ sở. Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây náo động, hò hét gây mất trật tự ở những nơi công cộng. Bạn hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  khi vi phạm quy định về trật tự công cộng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

[caption id="attachment_25444" align="aligncenter" width="195"]thẩm quyền xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng Thẩm quyền xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng [/caption]

     Ngoài ra, căn cứ vào Điều 122, Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Hải quan năm 2014, nếu xét thấy hành vi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cần ngăn chặn ngay thì những người có thẩm quyền như Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng Công an phường có quyền quyết định tạm giữ bạn theo thủ tục hành chính.

     Yêu cầu ngủ tại Ủy ban của bạn cũng hoàn toàn không có căn cứ. Ủy ban là đơn vị hành chính thuộc cơ quan nhà nước, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thực hiện trách nhiệm của mình.

     2. Quyền giám hộ cho con chưa thành niên

     Theo quy định tại Điều 47 BLDS thì cha mẹ có quyền giám hộ cho con trong các trường hợp:

  • Người chưa thành niên;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

     Do đó, bạn sẽ có quyền giám hộ cho con mình đến khi bé đủ 18 tuổi đồng thời bé không bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự.

     Khi hết quyền giám hộ, bạn vẫn có thể tới tham dự phiên tòa xét xử nhưng với tư cách là một công dân bình thường, chứ không phải là người đại diện bảo vệ cho quyền, lợi ích của con mình.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tiếp bài viết:      - Xử lý tài sản đang tranh chấp như thế nào?

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178