Tư vấn về nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế
16:04 17/10/2023
Tư vấn về nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế. Tinh giảm biên chế là việc đánh giá phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, ...
- Tư vấn về nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế
- Nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghỉ hưu trước tuổi là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Một trong những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi là trường hợp tinh giản biên chế. Vậy nghỉ hưu theo tinh giản biên chế áp dụng cho những đối tượng nào; chính sách về tinh giản biên chế ra sao; tinh giản biên chế có phải theo ý chí chủ quan của mình hay không.... Đây là những vấn đề nhiều người đang chưa giải đáp được. Vậy bài viết này Luật Toàn Quốc sẽ tư vấn cho bạn quy định về Nghỉ hưu theo chế độ tinh giảm biên chế
1. Đối tượng được nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế
Hiện nay chế độ tinh giản biên chế được áp dụng cho các đối tượng bao gồm Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên những người này thuộc diện đưa ra khỏi biên chế do dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí, sắp xếp vị trí công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách cho họ.
2. Chính sách về hưu theo chế độ tinh giản biên chế
Theo quy định tại điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính sách về hưu trước tuổi đối với trường hợp tinh giản biên chế được quy định như sau:
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu
- Được nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
- Được nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng chính sách gồm:
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu
- Được nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì được hưởng chính sách gồm:
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên) thì được hưởng chế độ gồm:
- Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chính sách như sau:
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu
- Được nhận trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân
- Được nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.
3. Tiền lương tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế
Tiền lương tính hưởng trợ cấp khi thuộc đối tượng tinh giản biên chế được xác định như sau:- Tiền lương hiện hưởng đề tính trợ cấp là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
- Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi tinh giản biên chế. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.
Trên đây là quy định nghỉ hưu theo chế độ tinh giảm biên chế. Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến quy định tinh giản biên chế có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây hoặc liên hệ tổng đài 1900.6500 để được hỗ trợ tư vấn.
- Quy định về chế độ tinh giản biên chế
- Điều kiện để tinh giản biên chế theo quy định
- Soạn thảo đơn khởi kiện đòi tiền lương
Luật Toàn Quốc xin cảm ơn!