• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới ....

  • Trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
  • sinh một hoặc hai con
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con

Kiến thức của bạn:

     Trường hợp không vi phạm quy định một hoặc hai con theo pháp luật hiện hành

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 20/2010/NĐ-CP
  • Nghị định 18/2011/NĐ-CP
  • Thông tư 03/2014/TT-BYT

Nội dung tư vấn:      Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh dân số 2003 quy định:

9. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.

     Một trong những quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là sinh một hoặc hai con.

sinh-mot-hoac-hai-con

Nhưng có những trường hợp "sinh con thứ ba" vẫn không vi phạm nghĩa vụ trên đó là:

1/ Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2/ Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3/ Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4/ Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5/ Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

Nguyên tắc thực hiện Danh mục:

  • Cặp vợ chồng sinh con thứ ba đã có một hoặc hai con đẻ bị mắc một trong các dị tật, bệnh hiểm nghèo thuộc Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BYT phải được Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng Giám định y khoa Trung ương xác định.
  • Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa Trung ương chịu trách nhiệm về kết luận xác định dị tật, bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền trong Danh mục của một hoặc hai con đẻ của cặp vợ chồng sinh con thứ ba khi có đơn đề nghị giám định của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
  • Căn cứ các quy định của pháp luật về giám định y khoa, Hội đồng giám định y khoa Trung ương hướng dẫn thống nhất việc áp dụng các quy định pháp luật về quy trình, hồ sơ giám định theo quy định của Thông tư 03/2014/TT-BYT

6/ Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

  • Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
  • Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7/ Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

      Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

     
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178