Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định
15:15 04/07/2019
Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định 2019: Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế ..
- Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định
- trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ
Câu hỏi của bạn về trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định hiện hành.
Câu trả lời của Luật sư về trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự như sau:
1. Căn cứ pháp lý về trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
2. Nội dung tư vấn về trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về hợp pháp hóa lãnh sự. Cụ thể bạn muốn biết về các trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Hiện nay, khái niệm về hợp pháp lãnh sự được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, theo đó:
Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó. Việc hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu. [caption id="attachment_131720" align="aligncenter" width="412"] Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự[/caption]
2.2. Ngôn ngữ, địa điểm hợp pháp hóa lãnh sự
- Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.
- Địa điểm hợp pháp hóa lãnh sự là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2.3. Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, cụ thể:
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
2.4. Các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật
- Thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao
Để được tư vấn chi tiết về trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nguyễn Lan