Trình tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
11:02 12/01/2018
Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời...
- Trình tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
- Trình tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trình tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Kiến thức cho bạnTrình tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Kiến thức của Luật sư Căn cứ pháp lýNội dung tư vấn: Trình tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật hiện hành được quy định tại điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau:1. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
- Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
- Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;
- Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
4. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
4.1. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.
- Tải mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Thẩm phán
- Tải mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời cho hội đồng xét xử