Tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
22:57 25/07/2017
Tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án,Tại điều 3 khoản 7 của Bộ luật lao động năm 2012 có quy định
- Tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp lao động tập thể
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Kiến thức của bạn:
Tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn Luật qua email- Luật Toàn Quốc. Câu hỏi của bạn chúng tôi đưa ra quan điểm như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về tranh trấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
Điều 32 : Tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại. Trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm. Về bảo hiểm tai nạn lao động. Bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp. Đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
a) Tranh chấp về học nghề. Tập nghề;
b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
c) Tranh chấp về quyền công đoàn. Kinh phí công đoàn;
d) Tranh chấp về an toàn lao động. Vệ sinh lao động.
4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
1. Định nghĩa và phân loại tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
a) Định nghĩa tranh chấp lao động tập thể
Tại điều 3 khoản 7 của Bộ luật lao động năm 2012 có quy định: "Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động giữa cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động."
Do đó, tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Khi tranh chấp, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm thì cần phải có một cơ quan, tổ chức đứng ra để điều hòa, giải quyết. Vì vậy, pháp luật đã ghi nhận cả trong pháp luật nội dung và pháp luật hình thức tranh chấp lao động tập thể và thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
b) Phân loại tranh chấp lao động tập thể
Theo quy định tại điều 3 của BLLĐ 2012 có quy định tranh chấp lao động tập thể gồm có hai loại là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:
+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác.
+ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu các lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể,nội quy lao động hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Theo điều 203 BLLĐ năm 2012 có quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Theo đó
Điều 203. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
"1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động
b) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh ( Sau đây gọi chung là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện )
c) Tòa án nhân dân
2. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động"
Tại điều 32 BLTTDS năm 2015 quy định những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án
"2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết."
Như vậy. Tòa án chỉ có thẩm quyền dân sự giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền khi đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
Sở dĩ pháp luật quy định chỉ tranh chấp lao động tập thể về quyền mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bởi do có sự vi phạm pháp luật về những quy định đã có hiệu lực của chủ sử dụng lao động. Tòa án dân sự sẽ đứng ra khôi phục lại các trật tự pháp luật sao cho đúng với bản chất pháp lý của pháp luật nội dung.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp yêu cầu xác lập các điều kiện mới so với các quy định quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Như vậy. Tranh chấp lao động về lợi ích về bản chất không có sự vi phạm pháp luật, theo đó tính chất nghiêm trọng của tranh chấp không bằng tranh chấp lao động tập thể về quyền. Vì vậy, để giải quyết những tranh chấp này pháp luật quy định cho các bên có thể áp dụng phương thức hòa giải hoặc giải quyết bằng trọng tài lao động.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp giải quyết vụ việc về dân sự
- Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Để được tư vấn vấn chi tiết về Tranh chấp lao động tập thể, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.