Tranh chấp di sản thừa kế và án phí tòa án
09:28 20/07/2019
Tranh chấp di sản thừa kế và án phí tòa án. Ông bà nội em mất không để lại di chúc. Tài sản để lại gồm mảnh vườn 2.602m vuông và căn nhà gắn liền trên...
- Tranh chấp di sản thừa kế và án phí tòa án
- tranh chấp di sản thừa kế và án phí
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KỀ VÀ ÁN PHÍ TÒA ÁN
Câu hỏi của bạn:
Ông bà nội em mất không để lại di chúc. Tài sản để lại gồm mảnh vườn 2.602m vuông và căn nhà gắn liền trên mảnh đất. Diện tích căn nhà là 58 m2. Gia đình xảy ra tranh chấp chia làm 9 phần. Nhưng chỉ có cha em là trai cha em nói đất chia, nhà làm nhà thờ. Nhưng mấy cô không chịu. Ra tòa thì án phí là bao nhiêu ạ. Đất và nhà khoảng 949 triệu. Mảnh đất này là cha em khai phá.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án năm 2009
- Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP
Nội dung tư vấn
- Về tranh chấp thừa kế
Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về quyền lợi của người có công khai phá mảnh đất khi xét trong quan hệ thừa kế. Vì vậy, việc chia thừa kế theo pháp luật vẫn được tiến hành theo quy định. Khi ông bà bạn mất không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật là chia đều cho các con.
Về việc di sản dùng vào việc thờ cúng thì theo quy định tại Điều 645 BLDS 2015:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.
[caption id="attachment_15651" align="aligncenter" width="300"] Tranh chấp di sản thừa kế[/caption]
Theo quy định nêu trên, di sản thờ cúng được xác định khi người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Nếu người để lại di sản không lập di chúc; hoặc có lập di chúc nhưng không để lại một phần di sản vào việc thờ cúng thì những người thừa kế không bắt buộc phải dành một phần di sản vào việc thờ cúng.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc hoặc lập di chúc nhưng không dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng thì khi khai nhận, phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có thể thỏa thuận về việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì vậy, dù cha bạn là con trai duy nhất, có ý định muốn để đất và nhà lại làm nhà thờ thì vẫn cần có sự đồng ý của các người con còn lại.
- Về án phí tòa án
- Tiền tạm ứng án phí
Trước hết khi bạn khởi kiện yêu cầu cầu chia thừa kế với tư cách nguyên đơn, bạn sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh về lệ phí, án phí tòa án. Mức tạm ứng án phí bằng mức án phí sơ thẩm (đối với vụ án dân sự không có giá ngạch) hoặc bằng 50% mức án phí sơ thẩm mà tòa án dự tính theo giá trị tài sản tranh chấp (đối với vụ án dân sự có giá ngạch).
Bạn có thể hiểu: vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể, Còn vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể. Trường hợp kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bạn có thể xác định là vụ án dân sự có giá ngạch.
- Về mức án phí phải nộp
Sau khi vụ án được giải quyết, theo quy định tại Điều 27 Pháp lệnh vê án phí, lệ phí tòa án và Điều 12 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP thì: “Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có tranh chấp thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm”.
Trường hợp này, 9 người con mỗi người được hưởng 1 phần bằng nhau khi chia di sản thừa kế giá trị khoảng 949 triệu đồng. Như vậy, mỗi người sẽ được hưởng: 1/9 của 949 triệu đồng, tức là mỗi người sẽ được 105.444444444 đồng. Mức án phí trong các vụ án tranh chấp dân sự được quy định trong danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh về án phí, lệ phí tòa án. Theo đó giá trị tài sản có tranh chấp là 1 suất thừa kế đã được chia như trên là 105.444444444 thuộc khung tài sản có tranh chấp từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí sơ thẩm là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
Tóm lại, án phí sơ thẩm mà cha bạn phải nộp cho toàn án là: 105.444444444 x 5% = 5.2722222222 triệu đồng
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;