Thực tiễn và phương hướng giải quyết đối với thực trạng vay tín dụng đen
23:58 27/12/2020
Như vậy tín dụng đen là một hình thức cho vay với lãi suất cao, sử dụng hình thức đòi nợ có yếu tố côn đồ trái với quy định của pháp luật...
- Thực tiễn và phương hướng giải quyết đối với thực trạng vay tín dụng đen
- Tín dụng đen
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TÍN DỤNG ĐEN
1. Tín dụng đen là gì?
Hệ thống tín dụng trong thời gian qua về cơ bản đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho vay sản xuất, tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thông qua hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng chính sách, công ty tài chính với chính sách ưu đãi về lãi suất, cho vay tín chấp đã cấp vốn kịp thời cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng trưởng tín dụng phục vụ đời sống qua các năm như sau: năm 2016 chiếm tỷ lệ 48%/ tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế; năm 2017 tỷ lệ này là 36,07%; năm 2018 là 29,59%; năm 2019 là 19,49%. Đến cuối tháng 3-2020, tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 0,26%, chiếm 20,44%. Do tác động của dịch Covid-19 nhiều lao động không có việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập giảm thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Ước tính quy mô tín dụng đen chiếm 6 - 8% tổng dư nợ nền kinh tế, tương đương khoảng 400.000 - 500.000 tỉ đồng
Trên thực tế tín dụng đen là một mô hình phổ biến, phát triển rộng rãi trong xã hội đáp ứng nhu cầu về tài chính của người dân một cách nhanh chóng tuy nhiên về mặt pháp lí lại chưa có quy định hay giải thích cụ thể, rõ ràng và thống nhất về tín dụng đen
Theo I.J. Kaplan, S. Matteis và Richard B. Miller, “tín dụng đen là việc cho vay tiền với tỉ lệ cao hơn giới hạn theo quy định của pháp luật hoặc định mức được xã hội chấp nhận. Đây là nguồn thu quan trọng nhất của hoạt động tội phạm có tổ chức, bên cạnh nguồn thu từ đánh bạc. Những hoạt động cho vay này được xem là hoạt động cho vay nặng lãi (loan shark) những người cho vay thâm nhập được cả vào các ngân hàng và doanh nghiệp hợp pháp, với nhiều cách đe dọa và bóc lột con nợ tinh vi xảo quyệt hoặc thường đe dọa và dùng bạo lực không chỉ với người vay mà còn với những người có liên quan trực tiếp như họ hàng, bạn bè để tạo sức ép trả nợ”.
Tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 29/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen thì tín dụng đen được hiểu là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.
2. Đặc điểm nhận diện của tín dụng đen
Có thể xác định “tín dụng đen” là hoạt động cho vay bất hợp pháp khi đáp ứng cả ba dấu hiệu là:
Thứ nhất, hoạt động cho vay thường xuyên, với mục đích kinh doanh, có hoặc không có giấy phép kinh doanh về dịch vụ tín dụng hoặc cầm đồ
Đối tượng cho vay nặng lãi thường “núp bóng” các tiệm cầm đồ, công ti cho vay tài chính. Các tổ chức tín dụng hoạt động biến tướng dưới mọi hình thức như đưa ra chính sách khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, uỷ thác đầu tư trái phiếu… với lãi suất cao. Các cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay tài chính bất hợp pháp. Các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi suất cao bất thường (chơi hụi, họ, phường…) hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh đa cấp. Một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động để quảng cáo, tiếp cận, mời chào người có nhu cầu để cho vay với lãi suất rất cao.
Thứ hai, lãi suất trái luật, tức mức vượt quá cao so với mức pháp luật cho phép
Các tổ chức tín dụng đen cho vay với lãi suất rất cao 9 - 15%/tháng, tương đương 109,5 - 182,5%/năm, gấp 5 đến 9 lần lãi suất trần theo quy định pháp luật) Tuy nhiên, có những hoạt động cho vay không cần đáp ứng yếu tố thứ hai cũng được xem là tín dụng đen, đó là trường hợp bên cho vay không tính lãi suất trên hợp đồng vay mà biến tướng bằng cách gộp vào khoản tiền vay
Thứ ba hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật, theo đó bên cho vay tự mình hoặc thông qua bên thứ ba đòi nợ bằng cách gây sức ép, đe dọa, cưỡng ép, khủng bố tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của người vay và thân nhân của họ
Hoạt động thu hồi nợ gắn với tín dụng đen thường đi cùng với các hành vi như: bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, gọi điện, nhắn tin đe dọa, chửi bới, đổ chất bẩn, chất thải, bom xăng, đổ bê tông trước cửa nhà, đặt vòng hoa tang.
3. Giải quyết tình huống về tín dụng đen
1.1 Cho vay tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:3.2. Cần chịu trách nhiệm liên đới với khoản vay tín dụng đen của chồng không?
Theo quy đinh của pháp luật vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật Hôn nhân và gia đình 20144. Câu hỏi tình huống tham khảo:
Chào Luật sư! Cho vay nặng lãi thì bị xử phạt như thế nào? Do tôi không nắm rõ quy định về vấn đề này nên rất mong được Luật sư tư vấn cụ thể. Tôi xin chân thành cảm ơn!- Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chuyên viên: Nguyễn Phương