• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình (cách xác định khối di sản thừa kế và cách chia di sản thừa kế cho những người đủ điều kiện) theo quy định

  • Thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình theo quy định mới nhất
  • Thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình

Câu hỏi của bạn về thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình:

      Xin chào Công ty Luật TNHH Toàn Quốc! Cho tôi đặt câu hỏi tư vấn như sau:

     Ngày 28/12/2001, hộ gia đình tôi được UBND Huyện X, TP. Y cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Cha tôi và ông Nội cùng đứng tên hộ gia đình với diện tích 17.600m2 (bà Nội tôi mất năm 1990). Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ khẩu gia đình tôi được Công an Huyện X cấp ngày 28/12/2005 gồm 9 nhân khẩu:

1. Võ Văn A1, sinh năm: 1938 (ông Nội tôi), đứng tên chủ hộ;

2. Võ Văn A2, sinh năm: 1969 (cha tôi);

3. Lê Thị Thu A3, sinh năm: 1968 (mẹ tôi);

4. Võ Thu A4, sinh năm: 1972 (cô tôi);

5. Võ Văn A5, sinh năm: 1974 (chú tôi);

6. Võ Văn A6, sinh năm: 1984 (chú tôi).

7. Võ Thị  A7, sinh năm: 1989 (là tôi);

8. Võ Thị A8, sinh năm:1992 (em tôi);

9. Võ Thị A9, sinh năm: 1993 (em tôi).

    Cha tôi là ông Võ Văn A2 mất ngày 20/06/2015. Nên vào ngày 01/03/2020, tôi có nộp đơn kiện yêu cầu chia thừa kế. Vậy cho tôi hỏi:

     Thứ nhất: Phần diện tích đất trong giấy chứng nhận hộ gia đình cá nhân, tôi được nhận bao nhiêu

     Thứ hai: Phần di sản thừa kế đất hộ gia đình của cha tôi, tôi được nhận bao nhiêu?

     Rất mong Công ty Luật TNHH Toàn Quốc tư vấn cho tôi được biết rõ. Thành thật cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình:

2. Nội dung tư vấn về thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình:

     Không nằm ngoài quy luật của tạo hóa, mỗi cá nhân sinh ra rồi đến một ngày nào đó sẽ chết đi, dưới góc độ pháp lí, việc chuyển dịch tài sản của họ cho chủ thể khác được đặt ra. Khi còn sống, con người tham gia vào hoạt động tìm kiếm, sản xuất của cải, nhằm phục vụ nhu cầu của cá nhân và phục vụ cộng đồng. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân đều tạo dựng cho riêng mình một khối tài sản - di sản thừa kế khi còn sống và khối di sản thừa kế sẽ chia cho những người còn sống khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong khối di sản thừa kế đó có thể có tài sản thuộc sở hữu chung, vì vậy, việc chia tài sản sở hữu chung cũng được đặt ra.  [caption id="attachment_197555" align="aligncenter" width="450"]Thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình Thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình[/caption]

2.1 Xác định thành viên có quyền sử dụng đất hộ gia đình

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ Luật dân sự 2015 xác định tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình: 

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan

...

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích hộ gia đình sử dụng đất như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

...

29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

...

     Do đó, để được là thành viên có quyền sử dụng đất hộ gia đình cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Những người được cấp đất có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
  • Chung sống với nhau tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

     Như vậy, những thành viên có quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình bạn phải là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Mặt khác, bạn cần phải xác định lại tại thời điểm ngày 28//12/2001 - thời điểm nhà nước giao đất thì những thành viên nào trong gia đình bạn vẫn còn đang chung sống với nhau. Những người đáp ứng đầy đủ hai điều kiện trên thì mới có quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho hộ gia đình sử dụng.

     Ngoài ra, cần lưu ý về sổ hộ khẩu, căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006 quy định về sổ hộ khẩu:

Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

...

    Theo quy định trên, có thể thấy sổ hộ khẩu không thể hiện được các tiêu chí để xác định thành viên của hộ gia đình sử dụng đất vì cùng một nơi thường trú thì sẽ không đương nhiên là đang chung sống với nhau, cùng nhau sản xuất:

  • Trường hợp trước thời điểm tạo lập QSDĐ, một thành viên trong gia đình thoát ly khỏi quê hương để làm ăn, công tác, học tập lâu dài ở nơi khác mà chưa chuyển hộ khẩu. Do đó mặc dù có tên trong sổ hộ khẩu nhưng lại không có sở hữu đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình
  • Trường hợp sau khi tạo lập QSDĐ, một người tuy không có tên trong sổ hộ khẩu hiện tại do chuyển hộ khẩu đi nơi khác, nhưng lại là thành viên có quyền sử dụng đất, do tại thời điểm nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, người này là thành viên của hộ gia đình và còn sống chung thì vẫn là thành viên có quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình

     Vì vậy, sổ hộ khẩu hiện tại hoặc sổ hộ khẩu tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất chỉ là tài liệu tham khảo mà không có giá trị xác định đó có phải là thành viên có quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình hay không. Do đó hộ khẩu gia đình tôi được Công an Huyện cấp ngày 28/12/2005 không phải là căn cứ để xác định các thành viên có quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình bạn.

2.2 Quyền của các thành viên sở hữu đối với quyền sử dụng đất hộ gia đình

     Căn cứ khoản 2 Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung giữa các thành viên:

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

...

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

      Căn cứ Điều 219 Bộ Luật Dân sự về quyền chi tài sản thuộc sở hữu chung:

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

     Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 167 Luật đất đai 2013 người sử đất có quyền sau:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất (...)

      Như vậy người sử dụng đất hộ gia đình có quyền sau:

  • Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
  • Quyền yêu cầu chia quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình
  • Quyền khác theo quy định của Luật đất đai 2013: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng,...

     Do đó, nếu chia quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình thì các thành viên có quyền được nhận một phần bằng nhau (VD: mảnh đất 17600 m2 cấp cho hộ gia đình bạn có 9 thành viên có quyền sử dụng thì mỗi người sẽ được nhận khoảng 1955 m2) [caption id="attachment_197235" align="aligncenter" width="450"] Thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình[/caption]

2.3 Thừa kế quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình

2.3.1 Xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình

     Căn cứ điểm đ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013:

Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

...

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó

...

Theo đó, có thể xác định được phần di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình của cha bạn - ông Võ Văn A2 trong trường hợp này là khoảng 1955 m2 (như đã phân tích ở phần trên).

2.3.2 Chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình
  • Trường hợp ông A2 chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

...

     Theo quy định trên, trường hợp người có di sản thừa kế không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người thuộc hành thừa kết thứ nhất gồm: ông nội của bạn, mẹ của bạn, bạn và hai em gái của bạn. Di sản thừa kế sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể trong trường hợp này ông bạn, mẹ bạn, bạn và hai em gái của bạn sẽ được nhận 391 m2.

  • Trường hợp thành viên của hộ gia đình chết có để lại di chúc. Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết

     Theo quy định trên, nếu bố của bạn - ông A2 trước khi chết có để lại di chúc thì phần đất của người chết trong khối tài sản chung của hộ gia đình được chia theo di chúc.

     Như vậy, để chia thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình, trước hết cần xác định di sản thừa kế, sau đó căn cứ vào di chúc, mối quan hệ thân nhân của người còn sống để chia di sản thừa kế.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Nguyễn Quân

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178