Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công
10:01 06/08/2019
Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công ... Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của ...
- Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC XÉT TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG
Câu hỏi của bạn:
Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Câu trả lời:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công Điều 209 Bộ luật lao động quy định:
Điều 209. Đình công
1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.
-
Quyền yêu cầu tuyên tòa án xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
-
Thời hạn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công
-
Hình thức yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Nộp đơn.
- Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
-
Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.