• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục chứng thực chữ ký theo quy định pháp luật mới nhất được quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Thủ tục chứng thực chữ ký theo quy định pháp luật mới nhất
  • chứng thực chữ ký
  • Hỏi đáp luật công chứng
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC CHỨNG THỰC CHỮ KÝ

Kiến thức của bạn:

Thủ tục chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Nội dung kiến thức về chứng thực chữ ký:

1. Chứng thực chữ ký là gì?

     Được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

"Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực."

     Thẩm quyền chứng thực chữ ký tham khảo tại bài viết: Thẩm quyền chứng thực văn bản giấy tờ theo quy định pháp luật

2. Thủ tục chứng thực chữ ký

Được quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

Bước 1: người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  • Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký

Bước 2: người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

  • Ghi đầy đủ lời chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực

     Đối với giấy tờ, văn bản có từ  02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ  02 (hai) trang trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Bước 3: Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các loại giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

Lưu ý: Thủ tục chứng thực chữ ký được quy định nêu trên cũng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

  • Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
  • Chứng thực chữ ký của người khai lí lịch cá nhân;
  • Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
  • Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

     Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục chứng thực chữ ký. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn!

     Chân thành cảm ơn!

     Trân trọng ./.

Liên kết tham khảo:

     
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178