Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định pháp luật
21:18 29/08/2019
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định pháp luật
- chứng thực bản sao từ bản chính
- Hỏi đáp luật công chứng
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH
Kiến thức của bạn:
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định pháp luật
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
Nội dung kiến thức về chứng thực bản sao từ bản chính:
1. Chứng thực bản sao từ bản chính là gì?
Được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định:Như vậy, chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
2. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
Được quy định tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như sau:
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực
- Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
- Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
- Thẩm quyền chứng thực văn bản giấy tờ theo quy định pháp luật
- Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định pháp luật
Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn!
Chân thành cảm ơn!
Trân trọng ./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;