Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ
11:42 23/03/2018
Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết
- Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ
- Thông tư 85/2010/TT-BQP
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thông tư 85/2010/TT-BQP
BỘ QUỐC PHÒNG ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- |
Số: 85/2010/TT-BQP | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2010 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 58/2010/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ, như sau:
THÔNG TƯ:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn chi tiết các Điều 11, Điều 15, điểm a khoản 1 Điều 28, khoản 1 và 6 Điều 29, Điều 32, Điều 33, Điều 34 và Điều 36 Luật dân quân tự vệ; khoản 2 Điều 8, khoản 4 Điều 11, khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 23 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ (sau đây gọi tắt là Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
2. Hướng dẫn việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổ chức tuyển chọn, xây dựng số lượng, chất lượng dân quân tự vệ; đề án về tổ chức, huấn luyện, hoạt động, chính sách của lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt; số lượng, cơ cấu cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp xã), Ban chỉ huy quân sự cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở), Ban chỉ huy quân sự Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ban Đảng ở Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương), trình tự thành lập, giải thể đơn vị dân quân tự vệ; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quân đội trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị dân quân tự vệ; Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương.
3. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ.
Điều 3. Kỷ niệm Ngày Truyền thống của dân quân tự vệ
1. Kỷ niệm các năm chẵn (số năm kỷ niệm ngày truyền thống có chữ số cuối cùng là 0)
a) Được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp; để tôn vinh truyền thống lực lượng dân quân tự vệ, góp phần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho lực lượng dân quân tự vệ và nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương, cơ quan, tổ chức;
b) Yêu cầu tổ chức kỷ niệm lấy giáo dục, tuyên truyền là chủ yếu, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và lực lượng dân quân tự vệ, phát huy tính quần chúng rộng rãi, kết hợp với các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và các hoạt động thi đua yêu nước của địa phương; bảo đảm nghiêm túc, trang trọng, có ý nghĩa thiết thực, tiết kiệm và an toàn tuyệt đối.
2. Kỷ niệm những năm còn lại
a) Căn cứ vào tình hình cụ thể từng địa phương, cơ sở để tổ chức kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, tiết kiệm; kết hợp với tổ chức ra quân huấn luyện, lễ kết nạp dân quân tự vệ, công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
b) Việc tổ chức kỷ niệm gắn với các đợt tuyên truyền, phát động thi đua hướng vào công tác tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của dân quân tự vệ; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức mít tinh, gặp mặt cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ qua các thời kỳ; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng - an ninh, công tác quốc phòng, quân sự ở các Bộ, ngành và địa phương;
3. Trách nhiệm triển khai thực hiện
a) Căn cứ hướng dẫn của cơ quan chức năng và đặc điểm, điều kiện cụ thể, các Bộ, ngành Trung ương, các quân khu và địa phương xác định quy mô, nội dung, hình thức tổ chức kỷ niệm năm chẵn Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ cho thích hợp;
b) Hằng năm, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ;
c) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu bộ, ngành, cơ quan, tổ chức phê duyệt và triển khai thực hiện. [caption id="attachment_80531" align="aligncenter" width="422"] Thông tư 85/2010/TT-BQP[/caption]
Điều 4. Nội dung đăng ký và báo cáo kết quả công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
1. Nội dung đăng ký
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh;
b) Giới tính;
c) Trình độ văn hóa, học vị, học hàm, trình độ lý luận chính trị;
d) Dân tộc, tôn giáo;
đ) Nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, trình độ quân sự (nếu có);
e) Thành phần xuất thân, thành phần bản thân;
g) Ngày vào Đảng, ngày vào Đoàn;
h) Sức khỏe;
i) Nơi thường trú, tạm trú;
k) Họ tên cha, mẹ;
l) Họ tên vợ hoặc chồng;
m) Đối tượng tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;
n) Đối tượng được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Nội dung báo cáo kết quả đăng ký:
a) Tổng số công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký;
b) Nam, nữ từ đủ 18 tuổi đến đủ 25 tuổi;
c) Nam từ trên 25 tuổi đến đủ 35 tuổi; Nữ từ trên 25 tuổi đến đủ 30 tuổi;
d) Nam từ trên 35 tuổi đến đủ 45 tuổi, nữ từ trên 30 tuổi đến đủ 40 tuổi;
đ) Công dân không đủ tiêu chuẩn kết nạp vào dân quân tự vệ;
e) Công dân thuộc diện tạm miễn, tạm hoãn;
g) Công dân nam đủ tiêu chuẩn nhập ngũ nhưng chưa gọi nhập ngũ;
h) Quân nhân dự bị (trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ) chưa sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên, đơn vị dân quân tự vệ.
3. Thời gian đăng ký hằng năm theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật dân quân tự vệ và điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Bộ Tổng Tham mưu ban hành và cấp phát sổ đăng ký, sổ kế hoạch công tác, mẫu biểu báo cáo kết quả đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
Điều 5. Quản lý dân quân tự vệ
1. Quản lý dân quân tự vệ nòng cốt
a) Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức quản lý đại đội pháo phòng không 23mm hoặc 37mm-1, pháo binh 105mm hoặc 85mm hoặc 76,2mm, tiểu đoàn tự vệ trong thời gian huấn luyện và làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu; ngoài thời gian trên do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở quản lý;
b) Ban chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức quản lý trung đội, đại hội dân quân tự vệ cơ động thuộc huyện, trung đội súng máy phòng không 14,5mm hoặc 12,7mm, trung đội súng cối 82mm, pháo ĐKZ 82mm, trung đội dân quân tự vệ công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế thuộc huyện trong thời gian huấn luyện và làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu;
c) Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Bộ chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) quản lý trung đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội, tiểu đội dân quân tự vệ tại chỗ và các tiểu đội, hoặc tổ, hoặc khẩu đội dân quân tự vệ thông tin, công binh, trinh sát, phòng hóa, y tế, cối 60mm trong biên chế; các đơn vị dân quân tự vệ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức tại cơ sở ngoài thời gian tập trung huấn luyện, thường trực sẵn sàng chiến đấu; kịp thời đề xuất kiện toàn tổ chức, biên chế các đơn vị dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý;
d) Cán bộ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ từ cấp tổ, tiểu đội trưởng trở lên quản lý đơn vị dân quân tự vệ được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp trên trực tiếp về tình hình số lượng, chất lượng, những biến động của cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền.
2. Quản lý dân quân tự vệ rộng rãi
Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) quản lý công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; đưa ra khỏi danh sách những công dân đã chuyển hộ khẩu, đã hết tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, những người đã chết, những người không còn đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật; 03 tháng một lần tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
Điều 6. Tổ chức tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt
1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ và chỉ tiêu được giao, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) lập kế hoạch tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt, báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
2. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cấp xã giúp cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) tổ chức dân bàn, dân cử; lập danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức kết nạp dân quân nòng cốt.
3. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức ở cơ sở hoặc Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) giúp cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp tuyển chọn, lập danh sách, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định và tổ chức kết nạp tự vệ mới.
4. Đối với dân quân, hằng năm số tuyển chọn để kết nạp mới phải tương ứng với số đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân chuyển ra, tỷ lệ này khoảng 20% đến 25% so với tổng số dân quân ở cấp xã.
5. Đối với lực lượng tự vệ và dân quân tự vệ biển căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và sự chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên, độ tuổi tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật dân quân tự vệ.
6. Tổ chức lễ kết nạp vào dân quân tự vệ nòng cốt và cấp giấy chứng nhận cho công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ đạo, bảo đảm trang nghiêm, thiết thực, thường gắn với tổ chức ra quân huấn luyện hằng năm.
…………………………………………………………………………
Bạn có thể xem chi tiết Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ tại:
>>> Tải Thông tư số 85/2010/TT-BQP
Bài viết tham khảo:
- Thông tư 04/2015/TT-BQP quy định quản lý, sử dụng trang phục dân quân tự vệ
- Nghị định 58/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ
Để được tư vấn chi tiết về Thông tư 85/2010/TT-BQP, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.