Thời hiệu phân chia thừa kế theo quy định BLDS 2015
15:35 22/02/2019
Thời hiệu mà chủ thể có quyền yêu cầu chia tài sản thừa kế khi có tranh chấp là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.
- Thời hiệu phân chia thừa kế theo quy định BLDS 2015
- Thời hiệu phân chia thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thời hiệu phân chia thừa kế
Câu hỏi về thời hiệu phân chia thừa kế
Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi về thời hiệu phân chia thừa kế ạ. Mong sớm nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời về thời hiệu phân chia thừa kế
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thời hiệu phân chia thừa kế. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm về thời hiệu phân chia thừa kế như sau:
1. Căn cứ pháp ý về thời hiệu phân chia thừa kế
2. Nội dung tư vấn về thời hiệu phân chia thừa kế
Khi đề cập đến thừa kế, bên cạnh việc nhắc đến những cụm từ như: thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia thừa kế như thế nào,...thì người ta còn để ý đến thời hiệu phân chia thừa kế. Mọi tài sản thừa kế mà không được phân chia theo di chúc thì sẽ được phân chia theo pháp luật. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được yêu cầu phân chia tài sản thừa kế. Mà yêu cầu này sẽ được pháp luật quy định đảm bảo trong một thời gian nhất định. Đó gọi là thời hiệu. Nếu quá thời hiệu này thì sẽ không được yêu cầu chia thừa kế nữa.
2.1. Thế nào là thời hiệu phân chia thừa kế?
Thông thường chúng ta có thể hiểu thời hiệu là thời gian có hiệu lực của một văn bản pháp luật, quyết định hành chính, một bản án, một hợp đồng,... Theo điều 149 BLDS 2015, thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó thì sẽ phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện. Thời hiệu phân chia thừa kế là khoảng thời gian xác định mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế để bảo đảm quyền và lợi ích của mình. [caption id="attachment_148679" align="aligncenter" width="500"] Thời hiệu phân chia thừa kế[/caption]
2.2. Thời hiệu phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật
Theo điều 623 BLDS 2015 quy định:
"1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Như vậy, thời hiệu được xác định từ lúc bắt đầu thời điểm mở thừa kế cho đến thời điểm kết thúc là ngày tròn của thời hạn. Và thời hiệu mà chủ thể có quyền yêu cầu chia tài sản thừa kế khi có tranh chấp là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản. Thời hiệu dành cho người thừa kế xác nhận hay bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm tính từ khi mở thừa kế. Thời hiệu dành cho các chủ nợ yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày mở di sản thừa kế. Và nếu qua những thời hạn này thì chủ thể không có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản thừa kế nữa.
So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã kéo dài thời hiệu phân chia thừa kế từ 10 năm lên 30 năm. Đây là một điểm mới của BLDS 2015 về thời hiệu thừa kế. Nó tạo điều kiện cho chủ thể có quyền khởi kiện lại, yêu cầu Tòa án giải quyết lại việc phân chia tài sản thừa kế. Từ đó, chủ thể sẽ được đảm bảo quyền và lợi ích của mình đối với di sản thừa kế.
2.3. Khi hết thời hiệu phân chia thừa kế thì tài sản thừa kế sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo điều 623 quy định, nếu hết thời hiệu phân chia thừa kế thì thì di sản sẽ thuộc về người đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người quản lý di sản đó thì di sản này sẽ ưu tiên thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu. Sau đó nếu không có người đang chiếm hữu thì di sản này sẽ thuộc về Nhà nước. Từ đó cho thấy, quy định này đã không để "chết" tài sản một cách lãng phí mà đã tận dụng tối đa giá trị của tài sản.
Kết luận: Thời hiệu phân chia thừa kế là một điểm đáng chú ý trong BLDS 2015. Chủ thể có quyền khởi kiện lên Tòa án yêu cầu phân chia tài sản thừa kế trong thời hạn đã quy định. Nếu vượt quá thời hiệu thừa kế đã quy định thì chủ thể không có quyền yêu cầu phân chia tài sản thừa kế nữa. Và lúc đó, đơn khởi kiện sẽ không được thụ lý và vô hiệu. Di sản thừa kế đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang quản lý tài sản hoặc người đang chiếm hữu tài sản hoặc thuộc về Nhà nước.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về Thời hiệu phân chia thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn. Chuyên viên: Kiều Trinh