• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đến nay thì em được biết Tòa cũng sẽ cho ủy thác tư pháp lần 2, nhưng do có sự thay đổi về cách thức, trình tự, mẫu văn bản ... theo văn bản ban hành từ..

  • Thời hạn giải quyết ủy thác tư pháp lần hai
  • Thời hạn giải quyết ủy thác tư pháp lần hai
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thời hạn giải quyết ủy thác tư pháp lần hai

Câu hỏi của bạn:

    Chào Luật sư. Em có vấn đề xin được tư vấn.
Từ 15/06/2016 em đã gửi hồ sơ về việc thừa kế tài sản lên Tòa án Thành phố. Trong gia đình có 1 người đang ở Mỹ không thể liên lạc. Tòa án cũng đã thụ lý, tiến hành ủy thác tư pháp sang Mỹ lần 1 từ ngày 28/10/2016 thời hạn là 3 tháng, chi phí 2.650.000 đ.
Đến nay thì em được biết Tòa cũng sẽ cho ủy thác tư pháp lần 2, nhưng do có sự thay đổi về cách thức, trình tự, mẫu văn bản ... theo văn bản ban hành từ tháng 12/2016 v/v ủy thác tư pháp nên các hồ sơ đều phải chờ.
Xin Luật sư có thể cho biết việc ủy thác theo văn bản mới khi nào được tiếp tục trở lại, ủy thác lần 2 trong mấy tháng và chi phí thay đổi là bao nhiêu. Sau đó khoảng thời hạn bao lâu thì hồ sơ của em Tòa mới tiến hành hòa giải và xét xử.
Gia đình hiện rất lo và sốt ruột do thời gian quá lâu mà thông tin bên Tòa rất mơ hồ. Em rất mong được giải đáp.
Xin chân thành cám ơn !

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật tương trợ tư pháp 2007
  • Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC về tương trợ tư pháp 

Nội dung tư vấn:

Theo nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: Theo quy định của Luật tương trợ tư pháp 2007:

Điều 6. Uỷ thác tư pháp và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp

1. Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

      Căn cứ vào Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC về quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong công tác tương trợ tư pháp về dân sự; thì hiện tại giữa Việt nam và Mỹ không có hiệp định tương trợ tư pháp mà chỉ áp dụng nguyên tắc có đi có lại, hoạt động TTTP được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quán quốc tế. Qua đó, bổ sung thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam được lập thành ba bộ và thành phần hồ sơ cũng không có sự thay đổi đáng kể.

  1. Việc ủy thác lần 2 trong mấy tháng?

Bắt đầu từ việc Ủy thác tư pháp thì bạn phải biết rõ người thân bạn đang ở đâu tại Mỹ. Việc bạn không nói rõ người thân bạn hiện đang ở đâu tại Mỹ nên chúng tôi giả sử rằng bạn biết rõ vị trí của người thân bạn đang ở đâu thì lúc đấy Ủy thác tư pháp mới có thể thực hiện được. [caption id="attachment_22496" align="aligncenter" width="450"]Quy trình ủy thác tư pháp về dân sự từ Việt Nam ra nước ngoài Quy trình ủy thác tư pháp về dân sự từ Việt Nam ra nước ngoài[/caption]

 

  • Thời hạn thực hiện việc TTTP về dân sự theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 12, quy định:

      Tại Bộ tư pháp: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ UTTP do Tòa án gửi đến. Bộ tư pháp có trách nhiệm vào sổ hồ sơ UTTP về dân sự (phần UTTP đi), kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của Luật TTTP và ra một trong các quyết định sau. Chuyển hồ sơ qua kênh tống đạt chính hoặc cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên; Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao để chuyển qua đường ngoại giao trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc chưa thỏa thuận về áp dụng nguyên tắc có đi có lại;

     Tại Bộ ngoại giao: Bộ Ngoại giao có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam và chuyển hồ sơ cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp do Bộ Tư pháp chuyển đến. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam và chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp.

  • Xử lý kết quả UTTP.

     Tại Bộ ngoại giao: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc UTTP hoặc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện UTTP của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện UTTP, biên bản tống đạt hồ sơ UTTP cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo về Bộ ngoại giao.

     Trong thời hạn tối đa 03 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ UTTP của cơ quan có thẩm quyền trong nước mà cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không thể thực hiện UTTP cho công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không có thông báo về kết quả thực hiện UTTP hoặc không trả lời đề nghị của Việt Nam về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo về Bộ ngoại giao.

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện UTTP do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về, Bộ ngoại giao chuyển văn bản đó cho Bộ tư pháp  để chuyển cho Tòa án theo quy định.

     Tại tòa án: Thông tư liên tịch số 12 quy định về việc xử lý UTTP đối với trường hợp không nhận được thông báo kết quả thực hiện UTTP theo hướng mở như sau:

     Sau sáu tháng kể từ ngày Bộ tư pháp gửi hồ sơ UTTP hợp lệ lần thứ hai cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ ngoại giao mà không nhận được thông báo kết quả thực hiện UTTP thì Tòa án yêu cầu UTTP sẽ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật mà không phải tiếp tục yêu cầu UTTP.

  1. Chi phí ủy thác tư pháp lần 2

    Chúng tôi không thể nói rõ chi phí là bao nhiêu, vì nó còn phụ thuộc vào thanh toán cho chi phí thực tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và các chi phí phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện. Mặc dù vậy về lệ phí và chi phí khác khi có yêu cầu UTTP chưa được quy định cụ thể trong Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án.. Đối với việc thực hiện UTTP từ Việt Nam ra nước ngoài thì lệ phí UTTP không quy định trong Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án mà lại được quy định tại Điều 16 Luật TTTP không cụ thể:

  1. Chi phí thực hiện TTTP về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu UTTP ra nước ngoài thì phải trả chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước yêu cầu…Tuy nhiên trong thực tiễn TTTP quốc tế tại mối quốc gia, khu vực lại có cách thu và mức thu khác nhau như: Hoa Kỳ thu 95USD/một lần UTTP (phải nộp trước tiền lệ phí), Úc là 50 đô la Úc…
     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật . Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng /./.                Liên kết tham khảo:
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178