• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế: Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01

  • Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định pháp luật
  • Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỜI HẠN ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ

Kiến thức của bạn:

     Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định pháp luật

Kiến thức  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm nuôi con nuôi thực tế

     Theo khoản 1 điều 2 luật Nuôi con nuôi 2010 quy định:

"1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi."

     Trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội.

     Nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung quanh công nhận. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các dấu hiệu sau:

  • Về ý chí của các bên: Giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con.
  • Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng…
  • Về khách quan: các bên đã cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhận.
[caption id="attachment_15046" align="aligncenter" width="267"]Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế[/caption]

2. Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
  • Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
  • Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

     Đồng thời theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn luật nuôi con nuôi như sau:

“1. Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.”

     Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     Nếu sau ngày 31 tháng 12 năm 2015, người dân không tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế thì việc nuôi con nuôi đó sẽ không được công nhận, người nuôi không được coi là cha, mẹ nuôi; người được nuôi không được coi là con; việc nuôi con nuôi sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nuôi và người được nuôi; các tranh chấp phát sinh liên quan đến cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa con nuôi với thành viên gia đình của cha mẹ nuôi (như nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thừa kế…) sẽ không được pháp luật bảo hộ.

     Do đó, người dân nếu muốn xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi hợp pháp cần nghiêm túc thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng như tránh được những tranh chấp đáng tiếc về sau.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178