Theo quy định pháp luật, con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
09:00 19/03/2021
Con ngoài giá thú được hiểu như thế nào? Pháp luật quy định con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không? Tham khảo nội dung bài viết dưới đây
- Theo quy định pháp luật, con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
- con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: năm nay chú của tôi 67 tuổi, cách đây 9 năm chú tôi có phát hiện ra rằng mình có 1 người con riêng tên M khi chú tôi đi bộ đội năm 1977 sinh ra, sau khi phát hiện, cha con chú tôi đã tiến hành nhận nhau. Tháng 11/2020 chú tôi có đi khám bệnh và được biết mình mắc ung thư giai đoạn cuối. Tháng 12/2020 chú tôi mất, không để lại di chúc về việc phân chia tài sản. Ngày 6/1/2021 M tới nhà chú tôi nói chuyện, yêu cầu được chia thừa kế tài sản vì là con của chú. Tuy nhiên vợ của chú tôi không đồng ý với việc chia thừa kế cho M vì cho rằng M không phải là con hợp pháp của chú tôi trong cuộc hôn nhân hiện tại, M không có tên trong sổ hộ khẩu hiện tại của gia đình chú tôi nên không được hưởng tài sản thừa kế do chú tôi để lại. Vậy luật sư cho tôi hỏi M có được hưởng thừa kế của chú tôi không ?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Con ngoài giá thú được hiểu như thế nào?
Trong cuộc sống hôn nhân, cụm từ "Con ngoài giá thú" không còn quá xa lạ với chúng ta, tuy nhiên có rất nhiều cách hiểu về cụm từ này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về "con ngoài giá thú" dưới góc độ pháp lý.
Hiện nay, không có văn bản nào đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là "Con ngoài giá thú". Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng "con ngoài giá thú" là cách gọi những người con được sinh ra ngoài thời kỳ hôn nhân, khi bố mẹ chưa kết hôn hay con được sinh ra khi bố hoặc mẹ đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác.
Con ngoài giá thú phát sinh trong 2 trường hợp sau:
- Cha và mẹ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn theo quy định và cả hai đều đang độc thân, chưa kết hôn hợp pháp với ai;
- Con được sinh ra khi cha và mẹ không có đăng ký kết hôn và đồng thời cha hoặc mẹ hoặc cả hai đều đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp khác.
2. Xác định hình thức chia di sản thừa kế
Việc thừa kế tài sản khi cha mẹ mất sẽ rất đơn giản nếu như có di chúc của người mất để lại, khi đó ta sẽ biết nguyện vọng của người mất muốn để lại tài sản của mình cho ai? Ai bị truất quyền thừa kế? Mỗi người được hưởng thừa kế bao nhiêu. Tuy nhiên sẽ thật khó khăn khi người mất không để lại di chúc. Vậy trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản do họ để lại sẽ được phân chia như thế nào?
Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, có quy định rõ ràng về việc những trường hợp nào sẽ thừa kế theo pháp luật
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, căn cứ quy định trên của pháp luật, do chú bạn mất không để lại di chúc nên di sản do chú bạn để lại được chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
3. Xác định người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp của chú bạn, di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức là chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Cụ thể những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 BLDS 2015 như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Về mặt nguyên tắc khi phân chia di sản thừa kế, trước tiên di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người ở hàng thừa kế thứ hai, thứ ba chỉ được hưởng tài sản thừa kế nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên trên đã chết, không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền thừa kế theo pháp luật.
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Có thể thấy, pháp luật không có sự phân biệt giữa con hợp pháp hay con ngoài giá thú, dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của bố, mẹ, nhưng họ vẫn được xác định là con đẻ của người bố (mẹ) đã chết, nên vẫn được xác định là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết.
Việc pháp luật không phân biệt con trong giá thú và con ngoài giá thú đều có các quyền và nghĩa vu hưởng thừa kế của cha mẹ ngang nhau là một quy định nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người con ngoài giá thú này vì nó là quan hệ huyết thống, đảm bảo sự công bằng trong các quy định của pháp luật.
Do đó, trong trường hợp này của bạn, nếu chú bạn và M đã làm thủ tục nhận cha con và M có căn cứ chứng minh M là con của chú bạn thì M là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chú bạn. Và cũng sẽ có quyền được hưởng thừa kế như những người con chung của chú bạn và vợ hợp pháp của chú.
Tuy nhiên, khi phân chia di sản cần lưu ý M chỉ được hưởng thừa kế với phần di sản của chú bạn để lại, nếu chú bạn có tài sản chung với vợ thì phải xác định phần của chú bạn trong khối tài sản chung đó trước khi phân chia thừa kế.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không.......Mức hưởng thừa kế của con ngoài giá thú là bao nhiêu........ và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Anh Quân